Loa loa loa... Xem ngay CTKM mới - MUA 2 TẶNG 1 TỪ 1/9/2024
Mách bạn 10 cách làm tóc hết chẻ ngọn đơn giản tại nhà
Mái tóc và kiểu tóc là biểu tượng của vẻ đẹp, sự tự tin và phong cách riêng của người phụ nữ. Tuy nhiên, một cản trở khiến chị em lo lắng chính là tình trạng tóc bị chẻ ngọn. Bài viết này nhà Cỏ sẽ gợi ý cách làm tóc hết chẻ ngọn bạn có thể thực hiện ngay tại nhà mà không cần đến salon chăm sóc tóc.
Mức độ chẻ ngọn nói nên điều gì?
Quan sát hình dáng tóc bị chẻ ngọn có thể nói cho bạn mức độ hư tổn của tóc như thế nào. Thực tế có rất nhiều mức độ chẻ ngọn, một trong số đó chính là:
- Kiểu chẻ đôi: Tóc bị chia tách làm đôi ở đuôi là kiểu chẻ ngọn thường gặp nhất. Đây là đặc điểm tóc bị hư tổn ở giai đoạn đầu.
- Nút thắt đơn: Trường hợp này khá phổ biến với người có mái tóc xoăn, bồng bềnh. Tóc của bạn chưa bị tách ra nhưng nút thắt có thể khiến rụng, gãy tóc khi chải hoặc tạo kiểu. Từ đó, tóc có thể bị chẻ ngọn tại vị trí tóc bị đứt.
- Tóc chẻ thành nhiều nhánh: Hư tổn tăng dần khiến tóc bị phân tách nhiều hơn ở các vị trí khác nhau gồm chân và thân tóc.
- Kiểu ngọn nến: Kiểu tóc chẻ hình ngọn nến cho thấy lớp biểu bì bên ngoài cùng của tóc đã bị phá vỡ và mất đi.
Mỗi kiểu chẻ ngọn sẽ cho biết mức độ tổn thương khác nhau. Tóc bị chẻ ngọn nhiều là dấu hiệu báo động tóc bạn đang bị tổn thương nặng nề. Bạn cần xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này càng sớm càng tốt để có thể ngăn ngừa, giảm thiểu tóc bị chẻ ngọn.
Combo Gội xả thảo dược Tóc Mây - Tóc khỏe từ gốc, giảm gãy rụng
Nguyên nhân nào khiến tóc của bạn bị chẻ ngọn?
Nhiệt độ
Nhiệt độ cao có thể khiến tóc bị gãy, hư tổn và chẻ ngọn. Nguyên nhân phổ biến nhất của việc tiếp xúc với nhiệt độ quá cao là sử dụng công cụ tạo kiểu tóc như máy uống hoặc máy sấy. Mặc dù các thiết bị này có thể an toàn khi dùng đúng cách, nhưng theo thời gian, chúng gây ra các ảnh hưởng xấu đến mái tóc suôn mượt của bạn. Nhiệt độ khiến lớp biểu bì bên ngoài trở nên giòn và dễ nứt gãy hơn. Không chỉ nhiệt độ cao mà lạnh cũng có thể ảnh hưởng đến tóc. Không khí lạnh làm tóc giòn, khô và dễ gãy hơn.
Chải tóc nhiều lần
Chải tóc thường xuyên, đặc biệt khi tóc ướt sẽ làm tóc dễ bị rụng hơn. Trong khi đó, chải tóc nhiều lần khi tóc khô sẽ khiến tóc dễ bị chẻ ngọn do ma sát của lược và tóc làm mài mòn lớp bảo vệ bên ngoài.
Tia UV
Tóc được cấu thành từ protein keratin. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều có thể làm mất protein tóc cũng như suy giảm sắc tố melanin tạo màu tóc. Protein phân hủy ở bước sóng 245 đến 400nm. Bức xạ UVB chính là nguyên nhân làm mất protein keratin và bức xạ UVA gây ra sự thay đổi màu sắc.
Hóa chất
Quá trình nhuộm, ép tóc hay thay đổi kiểu tóc thường sử dụng nhiều loại hóa chất có hại cho tóc. Một số chất hóa học thường xuất hiện trong các sản phẩm này như ammonia, hydrogen peroxide, resorcinol… gây ra những tác dụng phụ như:
- Tóc dễ gãy rụng, chẻ ngọn, mất độ bóng: Amoniac phá vỡ lớp biểu bì của tóc. Trong khi đó, peroxide dùng để tẩy trắng làm mất đi sắc tố tự nhiên, gây ra hư tổn.
- Phản ứng dị ứng: Một chất gây dị ứng phổ biến là paraphenylenediamine, thường xuất hiện trong các loại thuốc nhuộm. Nó có thể gây kích ứng da, mẩn đỏ hoặc sưng tấy trên da đầu hoặc các vùng da nhạy cảm như mặt và cổ của bạn.
Thiếu dinh dưỡng
Thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến cấu trúc tóc và sự phát triển của nó:
- Thiếu sắt: Đây là tình trạng thiếu chất phổ biến nhất trên thế giới và là nguyên nhân chính gây ra rụng tóc. Tế bào nang tóc là một trong những tế bào phân chia nhanh nhất trong cơ thể và thiếu sắt có thể làm chậm quá trình này. Sắt được xem như một yếu tố góp mặt trong quá trình tổng hợp DNA và có khả năng điều chỉnh một số gen trong nang tóc.
- Kẽm: Kẽm là thành phần thiết yếu trong quá trình tổng hợp protein và phân chia tế bào. Ngoài ra, nó còn có vai trò trong con đường truyền tín hiệu chi phối sự hình thành nang tóc. Thiếu sắt có thể gây gãy tóc hoặc chẻ ngọn.
- Selen: Selen là một nguyên tố vi lượng thiết yếu có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của quá trình oxy hóa cũng như giúp hình thành nang tóc. Thiếu hụt selen có thể gây chứng rụng tóc ở người.
- Biotin: Biotin giúp làm tăng nồng độ DNA và tổng hợp protein trong các nang tóc. Thiếu hụt biotin có thể gây rụng tóc và các bệnh khác như phát ban, nổi mề đay...
Mẹo hay giúp tóc hết chẻ ngọn nhanh chóng
Hạn chế tiếp xúc với hóa chất mạnh
Cách tốt nhất để bảo vệ mái tóc của bạn luôn chắc khỏe là hạn chế nhuộm tóc hay sử dụng hóa chất để tạo kiểu tóc. Nếu bạn muốn nhuộm tóc, bạn cần chú ý về thành phần của thuốc và khoảng cách giữa các lần nhuộm nên cách nhau từ 6 tuần trở lên. Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc có sử dụng thuốc tẩy tóc hay không. Bạn có thể lựa chọn các màu tối thay vì màu sáng như bạch kim sẽ không cần phải tẩy tóc.
Chống nắng
Khi ra khỏi nhà, bạn nên mặc áo có mũ, quấn khăn quanh tóc, đội mũ rộng vành hoặc che ô để bảo vệ tóc không tiếp xúc với tia cực tím. Nếu bạn đi bơi, bạn nên đội mũ bơi hoặc búi tóc cao để giữ tóc không tiếp xúc với các hóa chất như clo có trong nước hồ. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn sản phẩm kem chống nắng để bảo vệ tóc và da đầu.
Tránh các dụng cụ sử dụng nhiệt
Nếu có thể, bạn nên để tóc khô một cách tự nhiên mà không cần tác động nào từ nhiệt. Ngoài ra, một số mẹo giúp bạn sử dụng các dụng cụ đúng cách gồm:
- Điều chỉnh nhiệt độ của dụng cụ tạo kiểu tóc tùy theo độ dày và kết cấu của tóc. Nếu bạn có mái tóc rất dày hoặc xoăn, bạn có thể cài đặt nhiệt độ cao hơn so với người có mái tóc mỏng hoặc mịn. Bạn nên bắt đầu từ nhiệt độ thấp và nâng dần lên nếu cần.
- Bạn nên chờ tóc khô rồi mới sử dụng máy duỗi tóc.
- Trước khi bạn bắt đầu sấy tóc, hãy để tóc khô tự nhiên khoảng 80%.
- Sử dụng dụng cụ chất lượng có khả năng dẫn nhiệt đồng đều. Nếu các dụng cụ bạn đang dùng có tuổi đời vài năm, bạn có thể thay mới chúng để đảm bảo an toàn với mái tóc của mình.
- Sử dụng các sản phẩm bảo vệ tóc khỏi tác động của nhiệt.
Cắt tỉa tóc thường xuyên
Cắt tỉa tóc không chỉ giúp tóc nhanh mọc hơn mà còn đem lại nhiều lợi ích khác. Với tần suất cắt tóc từ 6 đến 8 tuần sẽ giúp bạn giảm thiểu tác hại do tóc bị chẻ ngọn gây ra. Từ đó giúp duy trì độ bóng, mượt của tóc. Điều này cũng giúp tóc trông dày dặn hơn so với lúc bạn chưa cắt tỉa đi phần tóc chẻ ngọn.
Không chải tóc nhiều lần
Chải tóc quá nhiều lần trong ngày có thể khiến tóc bị rụng nhiều hơn. Không những thế, nếu bạn dùng lực quá mạnh khi chải tóc bị rối, nó cũng khiến tóc bạn bị gãy và gây ra hư tổn, chẻ ngọn. Bạn nên lựa chọn lược có răng thưa để chải tóc ướt. Hoặc bạn nên đợi tóc khô rồi mới dùng lược chải tóc.
Không gội đầu mỗi ngày
Nhiều người có làn da dầu thường cảm thấy khó chịu khi tóc nhanh bị bết dính, dẫn đến tình trạng gội đầu thường xuyên. Tuy nhiên, đây có thể là nguyên nhân làm tồi tệ hơn tình trạng tóc hư tổn. Nếu bạn đang gội đầu quá nhiều lần, hãy thử kéo giãn thời gian hoặc gội đầu cách ngày. Điều nó có thể khiến bạn cảm thấy không quen và khó chịu trong thời gian đầu. Bạn có thể sử dụng các phương pháp thay thế như sử dụng dầu xả thay vì dầu gội, dùng dầu gội khô hoặc dùng thảo dược để gội đầu.
Sử dụng dầu xả
Trong khi dầu gội có vai trò làm sạch mồ hôi, tế bào da chết thì dầu xả giúp làm mềm và bảo vệ các sợi tóc khỏi hư hại. Dầu xả chứa chất giữ ẩm, protein giúp kết dính những phần tóc bị chẻ ngọn.
Các ưu đãi sản phẩm Kem xả tóc thảo dược của nhà Cỏ Mềm giúp tóc phục hồi hư tổn và giảm chẻ ngọn.
Uống nhiều nước
Uống đủ nước cung cấp năng lượng và hỗ trợ mọc tóc nhanh hơn. Nó cũng giúp ngăn ngừa tóc bị chẻ ngọn hay gãy rụng, đồng thời nuôi dưỡng da đầu khỏe mạnh hơn. Trung bình một ngày, bạn nên uống từ 1,5 đến 2 lít và có thể nhiều hơn khi hoạt động thể chất.
Bổ sung dinh dưỡng
Để bổ sung chất dinh dưỡng cho tóc, bạn có thể tham khảo các loại thực phẩm sau:
- Sắt: Sắt có nhiều trong các loại thịt đỏ, thịt lợn, thịt gia cầm, đồ biển, đậu, rau lá xanh đậm, trái cây khô...
- Kẽm: Một số sản phẩm chứa nhiều kẽm như thịt bò, thịt lợn, thịt dê, tôm, cua, hàu, các loại đậu, hạt, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt...
- Selen: Thực phẩm chứa selen gồm thịt lợn, bò, cá, thịt gà, trứng, phô mai, nấm, cải bó xôi, bột yến mạch, sữa, sữa chua, hạt điều, chuối…
- Biotin: Biotin có trong lòng đỏ trứng, các loại đậu, gan, khoai lang, nấm, chuối, bông cải xanh, các loại hạt…
Sử dụng thảo dược
Từ nhiều thế kỷ trước, sử dụng thảo dược gội đầu đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt. Có rất nhiều loại cây cỏ tốt cho sự phát triển của tóc, đem lại mái tóc óng ả, mượt mà, đáng kể đến là:
- Bồ kết: Gội đầu bằng nước bồ kết vừa kích thích mọc tóc, vừa chống nấm da đầu. Bồ kết giúp tóc chắc khỏe, ít rụng và giảm tình trạng chẻ ngọn.
- Vỏ bưởi: Tinh dầu vỏ bưởi có khả năng trị gàu, rụng tóc, đem lại mái tóc bồng bềnh, suôn mượt.
- Dâm bụt: Lá và hoa dâm bụt có tác dụng kích thích các nang tóc phát triển. Bạn có thể lấy khoảng 10 lá và hoa, rửa sạch, đem nghiền nát. Sau đó đun sôi một bát con dầu dừa rồi đổ hỗn hợp vừa xay vào trộn đều. Bạn có thể thoa hỗn hợp lên tóc mỗi ngày.
- Cỏ hôi: Cỏ hôi có khả năng trị gàu, chống nấm tốt và ngăn ngừa gãy rụng, chẻ ngọn. Bạn có thể giã nát hoặc xay nhuyễn hoa cỏ hôi, sau đó pha nước ấm để gội đầu.
Dưỡng tóc Bưởi Xanh - Phục hồi hư tổn cho mái tóc mãi xanh
Bạn có thể lấy lại mái tóc mượt mà chắc khỏe như trước đây khi chỉ cần bỏ ra 4 phút mỗi tuần với Dưỡng tóc Bưởi Xanh.
Dưỡng tóc Bưởi Xanh là sự kết hợp của các thành phần:
- Tinh dầu vỏ bưởi giúp ngăn ngừa oxy hóa, góp phần giảm tình trạng rụng tóc.
- Tinh dầu sả chanh với hương thơm nhẹ nhàng, khoan khoái có tác dụng khôi phục tóc khô xơ, chẻ ngọn.
- Dầu Argan nổi tiếng với tác dụng phục hồi hư tổn của tóc.
Sự kết hợp hoàn hảo giữa các thảo mộc thiên nhiên sẽ giúp bạn đẩy lùi tình trạng tóc xơ yếu, gãy rụng, đem lại mái tóc bồng bềnh, óng ả. Đặc biệt trong tiết trời mùa đông lạnh giá, tóc bị khô cứng, xơ rối và rụng nhiều thì đây chính là bí kíp giúp chị em vượt qua tình trạng này.
Bạn có thể xem bí kíp chăm sóc tóc hư tổn trong video dưới đây:
Trên đây là các cách làm tóc hết chẻ ngọn bạn có thể thực hiện tại nhà. Chúc bạn có được mái tóc bồng bềnh, chắc khỏe như ý nhé.