#10 Cách tẩy tế bào chết da đầu "tức tốc, hiệu nghiệm"

Cập nhật gần nhất 13:23, 21/11/2024
Mục lục

Khái niệm “tẩy tế bào chết da đầu” còn khá xa lạ với 1 số chị em. Nhưng da đầu cũng giống như da cơ thể cần được loại bỏ tế bào chết thường xuyên để mái tóc chắc khỏe và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Trong bài viết dưới đây, Cỏ Mềm bật mí cho bạn 10 cách tẩy tế bào chết cho da đầu để có mái tóc chắc khỏe từ gốc đến ngọn. Hãy tham khảo nhé!

tẩy tế bào chết da đầu
Tổng hợp các cách tẩy da đầu chết an toàn, hiệu quả

🔸Tẩy tế bào chết da đầu là gì?

Dù cơ thể có thể tự thay thế các tế bào da chết bằng các tế bào da mới 1 cách tự nhiên nhưng đôi khi, quá trình này cũng cần một chút trợ giúp dưới hình thức tẩy da chết. Và điều này cũng đúng với cả da đầu.

Tẩy da chết cho da đầu là việc sử dụng các chất tẩy da chết vật lý hoặc hóa học để loại bỏ tế bào da thừa, dầu và gàu. Theo các chuyên gia về tóc, việc tẩy da chết cho da đầu là chìa khóa để có mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt hơn từ chân tóc đến ngọn.

🔸#5 Lợi ích của tẩy tế bào da đầu

Việc tẩy tế bào da đầu đem lại rất nhiều lợi ích cho mái tóc như:

tẩy da chết da đầu
Lợi ích khi thường xuyên tẩy tế bào chết cho da đầu
  • Loại bỏ bụi bẩn tích tụ, tế bào chết: Khi bụi bẩn, mồ hôi và dầu tích tụ trên da đầu sẽ khiến lỗ chân lông bị bít kín và khiến tóc xỉn màu, rụng tóc. Do vậy, việc tẩy da chết có thể loại những nhân tố trên, tạo môi trường lành mạnh cho tóc phát triển.

  • Kích thích lưu thông máu: Khi các tế bào chết được loại bỏ, việc lưu thông máu đến các nang tóc diễn ra dễ dàng hơn. Từ đó, tóc được cung cấp đủ dưỡng chất, chắc khỏe hơn, giảm tình trạng gãy rụng.

  • Điều chỉnh sản xuất bã nhờn: Việc tẩy da chết cho da đầu có thể khôi phục độ cân bằng pH cho da đầu, giảm dầu giúp tóc đỡ bết hơn.

  • Chống lại gàu: Nếu bạn đang gặp phải tình trạng gàu thì hãy tẩy tế bào chết. Dù nó không thể giải quyết được nguyên nhân gốc rễ, nhưng chắc chắn sẽ loại bỏ được vảy gàu tích tụ lâu ngày.

  • Kích thích mọc tóc: Việc làm sạch da đầu sẽ loại bỏ được những yếu tố gây cản trở sự phát triển của tóc. Nên khi tẩy tế bào chết, tóc sẽ mọc dày hơn và bóng mượt hơn.

Tips tẩy da chết có thể bạn sẽ cần:

🔸10 Cách tẩy tế bào chết da đầu tại nhà được khuyên dùng

Chỉ cần tận dụng sẵn những nguyên liệu từ thiên nhiên, sẵn có tại nhà là bạn có thể tự thực hiện việc tẩy da đầu chết vô cùng hiệu quả. Dưới đây là 10 cách được khuyên dùng là có độ an toàn và hiệu quả cao: 

Cách tẩy da chết da đầu với đường nâu và yến mạch

cách dùng tẩy da chết da đầu
Đường nâu và yến mạch  - Hỗ trợ tẩy da chết da đầu an toàn

Đường nâu kết hợp với yến mạch có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn và tế bào chết. Các thực hiện:

  • Bước 1: Trộn đều 2 thìa bột yến mạch + 2 thìa đường nâu + 2 thìa dầu dưỡng tóc.

  • Bước 2: Thoa hỗn hợp này lên tóc, dùng các đầu ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng. Sau đó, ủ tóc lại vài phút rồi gội sạch đầu với nước ấm là được.

Cách dùng tẩy tế bào chết tóc bằng bã cà phê 

Bã cà phê là nguyên liệu thường được để sử dụng tẩy tế bào chết cho da mặt và bạn cũng có thể dùng trên da đầu. Bởi nó không chỉ có hiệu quả cao mà còn kích thích mọc tóc hiệu quả. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Trộn đều hỗn hợp 4 thìa dầu oliu/dầu dừa với 6 thìa bã cafe và 2 - 3 giọt dầu cây trà.

  • Bước 2: Làm ướt tóc rồi lấy 1 lượng hỗn hợp vừa đủ để thoa lên da đầu. 

  • Bước 3: Thực hiện mát xa từ 5 - 10 phút rồi gội sạch lại với dầu gội.

Cách tẩy tế bào chết tóc bằng baking soda và muối

tẩy tế bào chết tóc
Baking Soda - Tẩy tế bào chết, hỗ trợ cân bằng độ pH

Baking Soda không chỉ có tác dụng loại bỏ tế bào chết mà nó còn giúp trung hòa axit, ổn định độ pH da đầu rất tốt. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Trộn đều 1 chén nhỏ Baking Soda với 2 thìa muối, 1/2 thìa dầu dừa.

  • Bước 2: Làm ướt tóc rồi thoa trực tiếp lên da đầu, mát xa nhẹ nhàng trong 3 phút rồi gội sạch với nước.

Cách dùng tẩy da chết da đầu bằng giấm táo

Trong giấm táo có chứa các axit axetic, bioflavonoid và hợp chất ngăn ngừa oxy hóa. Nên nó không chỉ có tác dụng làm sạch tế bào chết, mà còn giúp tóc óng ả, mềm mượt, ngừa gàu xuất hiện. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng bởi nó có thể khiến da đầu bị khô và tiết ra nhiều dầu hơn.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Pha loãng 200ml giấm táo với 1.5 lít nước ấm, sau đó dùng hỗn hợp này để gội đầu.

  • Bước 2: Thoa đều và massage da đầu, vùng gáy cùng chân tóc rồi gội sạch lại với dầu gội là được.

Tẩy tế bào chết cho tóc với chanh, muối và mật ong

tẩy tế bào chết cho tóc
Chanh và muối - nguyên liệu tẩy da chết hiệu quả

Gội đầu bằng chanh cũng là cách để loại bỏ tế bào chết da đầu an toàn, hiệu quả. Nguồn vitamin và axit citric dồi dào trong chanh giúp loại sạch bã nhờn, vi khuẩn và gàu trên da đầu, đem lại mái tóc khỏe mạnh, suôn mượt.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy 5 quả chanh tươi vắt lấy nước cốt, trộn đều với 3 thìa mật ong và 2 thìa muối trắng.

  • Bước 2: Dùng vỏ chanh thấm vào hỗn hợp trên rồi chà lên tóc và da đầu theo chiều từ trên xuống dưới.

  • Bước 3: Sau 20 phút thì gội sạch đầu với dầu gội.

Cách sử dụng tẩy tế bào chết da đầu với muối và dầu dừa

Bộ đôi dầu dừa và muối sẽ thanh lọc và làm sạch da đầu, cặn bẩn tích tụ trên da đầu mà không làm mất đi lượng dầu tự nhiên của tóc và da đầu. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Trộn đều 1 thìa cafe muối + 1 thìa cafe dầu dừa 

  • Bước 2: Làm ẩm tóc rồi nhẹ nhàng xoa bóp hỗn hợp tẩy tế bào chết vào da đầu trong vòng 5 - 10 phút. Sau đó gội sạch đầu bằng dầu gội là được.

Tẩy tế bào chết bằng dầu cây trà với baking soda

tẩy tế bào chết da đầu tại nhà
Sự kết hợp hiệu quả dành cho người có da đầu nhờn 

Sự kết hợp của baking soda với dầu cây trà là liệu pháp tẩy da chết da dầu cực hiệu quả cho những người có tóc nhờn. Nó có thể loại bỏ bất kỳ chất tích tụ gây kích ứng nào. Đặc biệt, tính kiềm của baking soda được cho là có tác dụng giảm ngứa, còn dầu cây trà có tác dụng kháng nấm, dưỡng ẩm và làm dịu da rất tốt.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho 2 muỗng cafe baking soda cùng vài giọt tinh dầu tràm trà vào trong dầu gội đầu.

  • Bước 2: Gội hỗn hợp này trên da đầu từ 2 - 3 phút, sau đó xả sạch lại với nước sạch. 

Dùng aspirin để tẩy tế bào chết

Trong thành phần của aspirin có chứa axit salicylic - hoạt chất ở dạng tẩy tế bào chết hóa học. Nên bạn có thể dùng aspirin để tẩy tế bào chết cho tóc. Cụ thể:

  • Bước 1: Lấy 6 - 8 viên aspirin hòa tan vào 4 muỗng canh nước ấm.

  • Bước 2: Dùng bàn chải đánh răng thoa hỗn hợp trên lên toàn bộ vùng da đầu. Sau đó kết hợp chà xát nhẹ nhàng để loại bỏ đi các tế bào chết trên da hiệu quả hơn. 

  • Bước 3: Gội sạch đi tất cả cặn bẩn còn bám trên da đầu.

Bột trà xanh và mật ong tẩy tế bào chết da dầu

cách tẩy tế bào chết da đầu
Bột trà xanh & mật ong - Hỗ trợ tẩy tế bào chết, kháng khuẩn, dưỡng ẩm da tốt hơn

Bột trà xanh có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch da và loại bỏ tế bào da chết cực hiệu quả. Cách thực hiện rất đơn giản:

  • Bước 1: Trộn đều 2 muỗng bột trà xanh + 1 muỗng mật ong

  • Bước 2: Thoa đều hỗn hợp lên da đầu và thực hiện massage nhẹ nhàng để lấy đi bụi bẩn, dầu nhờn và tế bào chết trên da.

  • Bước 3: Giữ hỗn hợp trên da khoảng 10 phút rồi gội lại với nước sạch.

Tẩy tế bào chết bằng bơ, dầu oliu và đường nâu

Sự kết hợp giữa các nguyên liệu dầu oliu, bơ và đường nâu sẽ tạo nên 1 loại mặt nạ cho da đầu và tẩy tế bào chết một cách nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bơ gọt sạch vỏ và cắt thành miếng rồi xay nhuyễn. Sau đó cho thêm 5 thìa cafe dầu oliu, 1 muỗng đường nâu và trộn đều.

  • Bước 2: Thoa đều hỗn hợp lên đầu và thực hiện massage trong vòng 5 - 10 phút.

  • Bước 3: Thư giãn trong vòng 10 phút rồi gội sạch lại với nước.

Ngoài những phương pháp tẩy tế bào chết da cho da đầu từ thiên nhiên thì các bạn có thể sử dụng các sản phẩm của các hãng mỹ phẩm. Tuy nhiên khi sử dụng thì nên lựa chọn sản phẩm phù hợp. 

🔸Tẩy tế bào da chết bao nhiêu lần 1 tuần?

cách sử dụng tẩy tế bào chết da đầu
Tần suất tẩy tế bào chết cho tóc tốt nhất từ 1 - 2 lần/ tuần

Theo khuyến cáo, mọi người nên tẩy tế bào chết cho da đầu từ 1 - 2 lần/tuần. Lưu ý, không nên tẩy quá nhiều, bởi nó có thể khiến da đầu bị kích ứng và tóc hư tổn. Và nó cũng có thể dẫn đến tình trạng sản xuất dầu mất cân bằng, khiến dầu bị tích tụ quá nhiều trên da đầu.

Da đầu khô tróc vảy vào mùa đông - liệu có phải là gàu?

- Check nhanh 12 nguyên nhân khiến bạn bị ngứa da đầu

- Top7 Dầu gội trị gàu nấm da đầu không còn "cơn ngứa dữ dội"

🔸Tẩy tế bào chết tóc có tác dụng phụ gì không?

Dù tẩy tế bào chết da đầu là bước chăm sóc tóc khá quan trọng. Tuy nhiên, như đã chia sẻ ở trên, chúng ta không nên áp dụng quá thường xuyên, bởi nó có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn, đặc biệt là với người có làn da nhạy cảm.

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải nếu tẩy da chết quá mức như:

  • Gây nhiễm trùng da

  • Khiến da đầu tổn thương và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

  • Có thể khiến da đầu xuất hiện mụn, bệnh vảy nến, chàm,...

🔸7+ Sai lầm thường gặp khi tẩy tế bào chết cho da đầu 

Tẩy tế bào chết vừa có tác dụng massage da đầu, kích thích thư giãn và điều trị các bệnh lý về da. Tuy nhiên, nếu bạn vô tình mắc phải những sai lầm dưới đây thì nó có thể khiến da đầu kích ứng, khó chịu.

cách sử dụng tẩy tế bào chết da đầu
Sai lầm thường gặp khi tẩy tế bào chết cho tóc
  • Sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết mạnh: Việc sử dụng các sản phẩm tẩy da chết có hoạt chất mạnh, nhiều thành phần thô ráp, các loại hạt to có thể gây kích ứng da. Do vậy nên lựa chọn sản phẩm có độ dịu nhẹ vừa phải.

  • Quá lạm dụng: Việc tẩy tế bào chết quá nhiều có thể gây hại cho tóc và da đầu của bạn. Vì vậy, đừng nên lạm dụng quá mà chỉ nên tẩy 1 tuần 1 lần để chăm sóc tóc.

  • Chà xát mạnh: Việc chà xát quá mạnh có thể khiến da đầu bị hư tổn, làm hỏng hàng rào bảo vệ da, và khiến da đầu càng nhạy cảm hơn.

  • Vẫn tiếp tục sử dụng dù bị kích ứng: Nếu thấy da bị kích ứng thì có thể phương pháp đó không phù hợp với da đầu của bạn. Do vậy khi da bị mẩn đỏ, châm chích hoặc kích ứng thì cần ngưng sử dụng ngay lập tức. 

  • Không làm ướt da đầu trước khi tẩy da chết: Điều này khiến da dễ trầy xước, đau rát. Vì vậy, nên xả qua đầu với nước ấm, khi làn da đã ẩm ướt và giãn nở sẽ giúp quá trình tẩy tế bào chết dễ dàng và hiệu quả hơn.

  • Để tóc tiếp xúc trực tiếp với mặt trời: Sau khi tẩy tế bào chết, da đầu trở nên nhạy cảm hơn. Do vậy, khi ra ngoài trời bạn hãy đội mũ hoặc xịt kem chống nắng để chống lại các tác hại của ánh nắng mặt trời, bảo vệ tóc tối đa!

  • Bỏ qua bước dưỡng tóc: Nhiều chị em thường không thực hiện cấp ẩm và dưỡng tóc sau khi vừa tẩy tế bào chết. Điều này khiến da đầu trở nên khô hơn, do vậy bạn nên dùng các loại serum dưỡng tóc để có mái tóc chắc khỏe hơn.

Tẩy tế bào chết da đầu là cách để cải thiện sức khỏe cho tóc. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng các loại da đầu khác nhau sẽ có nhu cầu khác nhau. Vì vậy, hãy lựa chọn phương pháp phù hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé!