Những tác dụng bất ngờ của lá khế trong đời sống và làm đẹp

Cập nhật gần nhất 03:34, 23/11/2024
Mục lục

Khế là loại cây dân dã, phổ biến đối với người Việt, không chỉ quả mà cả lá khế cũng được ứng dụng nhiều trong đời sống với nhiều công dụng tuyệt vời. Cụ thể vai trò của lá khế như thế nào với sức khỏe và sắc đẹp, mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây!

lá khế

Tổng quan về cây khế 

Cây khế có tên khoa học là Averrhoa carambola, đây là loài cây ăn quả phổ biến ở các nước nhiệt đới Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam. Cây khế trưởng thành sẽ có chiều cao khoảng 5 - 12m. 

Cây khế có hoa màu đỏ tím, nhỏ với những cánh hình vuông. Quả khế có hình ngôi sao, khi chín có màu vàng cam. Khế chua thường dùng để nấu ăn, còn khế ngọt là loại trái cây được nhiều người yêu thích.

lá khế

Về mặt y học, quả khế, hoa khế và lá khế đều vô cùng tốt đối với sức khỏe của con người.

Loại lá của cây khế có chứa các thành phần hóa học như: Alkaloid, flavonoid, steroid, đường khử, triterpene, tanin và saponin. Qua việc thử nghiệm ức chế biến tính albumin bởi nhiệt từ cao chiết lá khế còn cho thấy chúng có tác dụng kháng viêm in vitro.

Những tác dụng tuyệt vời của lá khế 

Đối với sức khỏe, đời sống 

Thúc đẩy tiêu hóa 

Nhờ chất xơ tự nhiên có ở trong lá khế nên chúng còn có khả năng giúp làm dịu các triệu chứng táo bón, giảm tình trạng chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy. Đặc biệt lá và quả khế chín còn được ví như “thần dược” có khả năng hạn chế những vấn đề về đường ruột, tiêu hóa.

lá khế

Điều hòa huyết áp 

Chất chiết xuất từ lá khế có tác dụng giúp ức chế sự co lại của mạch máu, giúp cải thiện lưu thông máu, đồng thời có tác dụng giúp ngăn chặn sự gia tăng huyết áp. 

Điều này đặc biệt có lợi trong việc duy trì phạm vi huyết áp bình thường, ngăn chặn sự dao động của huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Những hợp chất thực vật như flavonoid, chất phytochemical và saponin có trong lá khế cũng có tác dụng hạ huyết áp.

Giảm mẩn ngứa, nổi mề đay 

Lá khế chua có tác dụng gì? Theo một số nghiên cứu khoa học, lá của cây khế có chứa rất nhiều chất có lợi cho con người như: kẽm, sắt, photpho, magie, vitamin C, các chất chống oxy hóa.

lá khế

Ngoài ra, trong lá của khế còn chứa nhiều chất kháng khuẩn, giúp tiêu diệt những vi khuẩn gây ra dị ứng, ngứa da. Vì thế tắm lá khế trị ngứa là phương pháp dân gian đã được nhiều người áp dụng. 

Lá khế ngọt có tác dụng gì? Tác dụng điển hình của loại lá này là giúp làm mát cơ thể, thanh nhiệt và nhuận tràng rất tốt.

Chữa đau họng, sổ mũi 

Lá khế trị bệnh gì? Trong khế chứa rất nhiều dưỡng chất như: vitamin C, Vitamin B, khoáng chất kẽm, sắt, kali,... có tác dụng giúp nâng cao hệ miễn dịch, điều trị cách bệnh như đau họng, sổ mũi.

Đối với làm đẹp 

Ngoài công dụng của lá khế với sức khỏe thì tác dụng của lá khế còn được đánh giá cao trong việc làm đẹp, cụ thể như: 

Tác dụng của việc tắm nước lá khế

Tắm lá khế có tác dụng gì? Tác dụng của loại lá này giúp điều trị ngứa, trắng da và tẩy da chết hiệu quả. Để tẩy da chết bạn nên kết hợp với lá tía tô làm nước tắm toàn thân. Sau đó vò nát cả 2 loại lá để chà xát nhẹ trên da, đặc biệt là vùng da có tế bào sừng để tẩy tế bào chết, giúp tái tạo làn da mới tươi trẻ hơn.

lá khế

Giúp làm sạch da

Để làm sạch da bạn hãy giã nát lá của khế để đắp mặt và massage khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch lại với nước sạch. Ngoài việc làm sạch da, chúng còn có tác dụng làm giảm tình trạng sưng tấy, kháng khuẩn. Lưu ý lá của khế chua có công dụng hơn so với loại lá của khế ngọt, bạn nên dùng lá không quá già và cũng không quá non hay lá héo. Nên đắp từ 2-3 lần mỗi tuần.

Ngoài ra, bạn có thể xông mặt với lá của khế cùng bưởi chanh, gừng tươi sẽ giảm bã nhờn góp phần giúp da sạch hơn.

Gội đầu bằng khế chua có tác dụng gì?

Việc gội đầu với lá cây khế có tác dụng:

  • Cải thiện tình trạng tóc bạc sớm nhờ thành phần giàu vitamin C, giúp ức chế melanin, nuôi dưỡng tóc khỏe mạnh, giảm gãy rụng, giúp hỗ trợ để tóc mọc nhanh hơn.

lá khế
Lá khế gội đầu có tác dụng gì?
  • Bổ sung canxi, sắt, vitamin A,.. nuôi dưỡng tóc mềm mượt, cấp ẩm, ngăn ngừa tình trạng tóc khô xơ.

  • Thành phần axit oxalic có khả năng viêm nhiễm, bảo vệ tóc khỏi những tác nhân gây hại, ngăn ngừa những bệnh về da đầu như gàu, nấm,... 

  • Bổ sung protein để nuôi dưỡng tóc khỏe mạnh từ sâu bên trong.

Một số bài thuốc từ lá khế 

Có thể thấy, lá của cây khế có rất nhiều tác dụng khác nhau, sau đây là một số bài thuốc được dùng phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo:

  • Bài thuốc chữa chứng nổi mề đay và ngứa da: Chuẩn bị 20g lá khế rửa sạch, sau đó nấu lên để uống hoặc tắm nước khế với tần suất 2 lần/ngày. Ngoài cách tắm lá khế trị ngứa trên thì bạn cũng có thể đắp ngay lá tươi đã rửa sạch và giã nát để đắp vào vùng bị mề đay, ngứa da.

  • Bài thuốc trị chứng tiểu tiện không thông, choáng váng, đau đầu: dùng 20-40g lá chanh tươi và 20-40g lá khế tươi rửa sạch. Giã nát lá và vắt lấy nước chia thành 2 lần uống, nên uống trước khi ăn.

  • Bài thuốc trị cảm nắng, nhức đầu: Bạn dùng 100g lá cây khế, lá chanh 40g rửa sạch và giã vắt lấy nước uống.

  • Trị viêm họng: Dùng 20 - 40g lá và giã nát, lọc lấy nước cốt, thêm muối hạt và tiến hành ngậm mỗi ngày 2 lần.

lá khế

  • Nấu nước lá của khế để tắm sau khi sởi bay rất hữu hiệu

  • Trị tiểu rắt, tiểu buốt, viêm bàng quang, viêm âm đạo: Dùng 100g lá của cây khế cùng với rễ cỏ tranh 40g và sắc uống.

  • Chữa ngộ độc nấm: Dùng ~ 20g lá khế cùng với 20g quả đậu ván đỏ và lá lốt 10g. Giá nát tất cả và hòa với 200ml nước sôi để nguội, chắt lấy nước và uống ngày 1 lần.

Các lưu ý khi sử dụng lá khế

Khi sử dụng lá khế, để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất bạn cần: 

  • Không nên dùng những bài thuốc này đối với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, những người mắc bệnh thận và người có nguy cơ bị loãng xương. Bởi vì trong lá có chứa nhiều axit oxalic sẽ gây cản trở sự hấp thu canxi từ những thực phẩm khác.

  • Hạn chế uống đối với những người mắc bệnh dạ dày, cũng không nên uống nước lá khế khi đang đói.

  • Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng bạn chỉ nên sử dụng các bài thuốc theo đúng liều lượng khuyên dùng để tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn.

  • Trong thời gian điều trị, nếu có vấn đề nào bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ.

Trên đây là những tác dụng tuyệt vời của lá khế đối với sức khỏe của con người cũng như hỗ trợ trong việc làm đẹp. Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích, giúp bạn đọc có thể áp dụng thành công với những bài thuốc được làm từ loại lá này.