Tinh dầu thiên nhiên là gì? #3 Loại tinh dầu thảo mộc số 1

Cập nhật gần nhất 22:04, 21/11/2024
Mục lục

Tinh dầu từ lâu đã được mệnh danh là “món quà của thiên nhiên” nhờ vô số những công dụng trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Tinh dầu bắt nguồn từ thời điểm nào không ai biết, nhưng hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tinh dầu với những công dụng khác nhau. Bài viết sau đây của Cỏ Mềm sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể hơn về tinh dầu thiên nhiên nhé!

tinh dầu thiên nhiên

Tinh dầu là gì?

Tinh dầu (tiếng anh là Essential Oil) là hỗn hợp chất lỏng nhiều thành phần, có mùi thơm và gần như không tan trong nước. Một số các loại tinh dầu có màu trong suốt, một số tinh dầu khác có màu vàng như tinh dầu cam ngọt, tinh dầu sả chanh, tinh dầu quế…

tinh dầu tự nhiên

Phần lớn tinh dầu xông thiên nhiên nhẹ hơn nước, chỉ có một số ít tinh dầu nặng hơn nước

Tinh dầu được điều chế chủ yếu từ các loại thảo mộc bằng phương pháp cất kéo hơi nước. Hầu hết mọi bộ phận của thực vật có thể sử dụng trong chiết xuất tinh dầu, phổ biến nhất có thể kể đến như: cánh hoa, nụ hoa, lá, vỏ thân, rễ, thân rễ... Tinh dầu có một đặc biệt nổi bật là dễ dàng bay hơi ở nhiệt độ phòng, chính nhờ vậy mà ta có thể cảm nhận được mùi hương đặc trưng của mỗi loại tinh dầu ngay khi mở nắp lọ.

Các loại tinh dầu trên thị trường hiện nay

Trên thị trường hiện hay có 3 loại tinh dầu chính là tinh dầu nguyên chất, tinh dầu không nguyên chất và tinh dầu tổng hợp.

Tinh dầu tự nhiên nguyên chất

Hiểu một cách đơn giản nhất, tinh dầu tự nhiên nguyên chất là tinh dầu được chiết xuất 100% từ thiên nhiên, không pha lẫn thành phần hóa học khác. Loại tinh dầu này được chiết xuất từ một loại thực vật nhất định và không pha thêm loại tinh dầu nào khác, ví dụ như: tinh dầu bưởi, tinh dầu cam, tinh dầu bạc hà, tinh dầu oải hương… Tinh dầu nguyên chất có nhiều tác dụng tốt và an toàn cho sức khỏe, có thể dùng để ăn hoặc uống theo đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ, trừ một số tinh dầu có dược tính mạnh như tinh dầu lộc đề, bách xù.

tinh dầu thiên nhiên nguyên chất

Tinh dầu thiên nhiên không nguyên chất

Tinh dầu không nguyên chất là tinh dầu nguyên chất pha với một số chất khác như cồn, dầu nền… nhưng vẫn đảm bảo mùi hương ban đầu của tinh dầu. Một số loại còn chưa được loại bỏ hoàn toàn tạp chất và có độ tinh khiết không cao cũng được coi là tinh dầu không nguyên chất. Loại tinh dầu này cũng có tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ do ảnh hưởng của tạp chất.

Tinh dầu không nguyên chất có tác dụng với sức khỏe tương tự như tinh dầu nguyên chất.

Tinh dầu tổng hợp (hương liệu tổng hợp)

Tinh dầu tổng hợp hay hương liệu tổng hợp được tạo ra trong phòng thí nhiệm bằng cách kết hợp các hóa chất khác nhau để bắt chước mùi của tinh dầu. Không chỉ vậy, chúng còn có mùi hương của những loại thực vật không thể chiết xuất tinh dầu như táo, hoa sen, dâu tây…

tinh dầu thảo mộc

Sử dụng tinh dầu tổng hợp trên da có thể gây kích ứng, nổi mẩn, phát ban...

Loại tinh dầu này thường được sử dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, sản xuất xà phòng, sữa tắm, các sản phẩm vệ sinh…

4 phương pháp chế tạo tinh dầu thường dùng?

Tinh dầu có thể được điều chế bằng bốn phương pháp chính, gồm có phương pháp cất kéo hơi nước, chiết xuất dung môi, phương pháp ép và phương pháp ướp. Cụ thể hơn về các phương pháp này sẽ được Nhà Cỏ giới thiệu ngay sau đây.

Phương pháp chưng cất hơi nước

Đây là phương pháp điều chế tinh dầu được sử dụng phổ biến nhất, cho ra sản phẩm tinh dầu có độ tinh khiết cao. Các loại tinh dầu được chiết xuất từ lá, cánh hoa, nụ hoa, rễ, vỏ thân, vỏ cành… đều có thể sử dụng phương pháp chưng cất hơi nước này. Một số loại tinh dầu như tinh dầu sả, tinh dầu bạc hà, tinh dầu quế… chính là sản phẩm của phương pháp chưng cất hơi nước.

tinh dầu xông thiên nhiên

Chưng cất hơi nước có thể dùng để chiết xuất được cả tinh dầu nhẹ hơn nước và tinh dầu nặng hơn nước

Nguyên lý của phương pháp là các nguyên liệu được cho vào bình kín rồi nấu lên. Ở nhiệt độ cao, hơi nước bay hơi mang theo tinh dầu đến bộ phận ngưng tụ để ngưng tụ lại thành hỗn hợp chất lỏng. Tinh dầu có tính chất không tan trong nước, do vậy hỗn hợp chất lỏng ngưng tụ được sẽ phân thành hai lớp, từ đó người ta dễ dàng thu được sản phẩm tinh dầu.

Phương pháp chiết xuất dung môi

Phương pháp này thường được áp dụng cho những loại tinh dầu khó chiết xuất và dễ bay hơi. Nguyên lý của phương pháp là đem trộn nguyên liệu thực vật với một dung môi, dung môi thường được sử dụng là rượu, parafin, ether, hexane… Dung môi này sẽ liên kết hoặc hấp phụ tinh dầu có trong thực vật, từ đó chúng ta đem tách dung môi sẽ thu được sản phẩm tinh dầu. Tinh dầu điều chế bằng chiết xuất dung môi thường không được sử dụng trong điều trị hoặc trị liệu do độ tinh khiết không cao, có thể lẫn một số tạp chất dung mỗi còn sót lại.

Tạp chất dung môi còn sót lại trong tinh dầu điều chế bằng phương pháp chiết xuất dung môi có thể gây hại cho sức khỏe như nổi mụn, phát ban, dị ứng...

Phương pháp ép

Hiện nay, phương pháp ép được áp dụng để điều chế các loại tinh dầu vỏ quả từ các loài thực vật thuộc chi Citrus như tinh dầu cam, tinh dầu bưởi, tinh dầu chanh... để đảm bảo tinh dầu thu được vẫn giữ mùi vị tự nhiên. Với phương pháp này, lực cơ học sẽ khiến tinh dầu nằm trong vỏ quả được ép ra một cách từ từ. Nhiệt độ không tăng cao trong quá trình giúp tinh dầu giữ được độ tinh khiết cũng như đảm bảo chất lượng chuẩn nhất.

tinh dầu thiên nhiên cao cấp

Phương pháp ướp

Một số tinh dầu trong hoa thường được sử dụng phương pháp ướp do phương pháp này có ưu điểm là không bị tác động bởi nhiệt độ cao. Phương pháp ướp có thể sử dụng để điều chế tinh dầu hoa hồng, hoa nhài…

tinh dầu thiên nhiên là gì

Công dụng chung của tinh dầu

Tinh dầu thiên nhiên có rất nhiều công dụng, các công dụng này được chia làm 3 nhóm cụ thể gồm có:

  • Làm thơm phòng, tạo không gian thư giãn, thoải mái, xua đuổi côn dùng: Đây là công dụng trị liệu phổ biến nhất của hầu hết các loại tinh dầu. Mùi hương của tinh dầu sẽ giúp không gian sống của bạn tràn ngập hương thơm, từ đó giúp tỉnh táo và tăng cường năng xuất công việc.
  • Chăm sóc sức khỏe: Tinh dầu có thể giúp bạn giảm căng thẳng, stress, trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, trị mụn, chăm sóc da và tóc…
  • Thay thế các sản phẩm làm sạch: Tinh dầu là sản phẩm thiên nhiên giúp bạn làm sạch không khí, vệ sinh nhà cửa, làm sạch vết bẩn trên quần áo… mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào.

Các loại tinh dầu phổ biến và tác dụng của chúng

Ngoài những công dụng đã kể trên, tùy vào loại tinh dầu mà sẽ có những công dụng đặc biệt riêng.

tinh dầu tự nhiên cao cấp

Tinh dầu quế có vị cay, tính nóng nên được sử dụng trong làm ấm cơ thể, hỗ trợ giảm cân

  • Tinh dầu bạc hà: mùi hương thơm mát, sảng khoái của bạc hà giúp tinh thần tỉnh táo, hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp và tiêu hóa.
  • Tinh dầu quế: tinh dầu quế có vị cay, hương thơm ấm ngọt, do vậy giúp làm ấm cơ thể, chữa cảm lạnh, hỗ trợ giảm cân.
  • Tinh dầu oải hương: mùi hương trầm ấm đặc trưng của những bông hoa lavender có tác dụng giảm stress, căng thẳng.
  • Tinh dầu hương thảo: giúp tăng cường trí nhớ, tăng khả năng tập trung và hiệu quả công việc.
  • Tinh dầu hoa nhài: mùi hương quyến rũ của những bông hoa trắng thanh khiết giúp gia tăng tình cảm, ham muốn vợ chồng.
  • Tinh dầu bưởi: tinh dầu bưởi giúp chăm sóc tóc, kích thích mọc tóc, hỗ trợ giảm cân vô cùng hiệu quả.
  • Tinh dầu sả chanh: giúp xua đuổi côn trùng, làm sạch không gian, mang đến không khí trong lành, thoáng mát.
  • Tinh dầu tràm trà: có khả năng giảm mụn, điều trị các bệnh viêm da và làm sạch cơ thể.

Top 6 cách sử dụng tinh dầu trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp

Sau đây, Cỏ Mềm Homelab sẽ giới thiệu cho các bạn 6 cách sử dụng tinh dầu phổ biến nhất.

Xông phòng bằng tinh dầu

Một công dụng không thể không nhắc đến của tinh dầu là xông phòng. Bạn có thể sử dụng đèn xông tinh dầu hoặc máy khuếch tán tinh dầu để hương thơm lan tỏa khắp không gian, làm sạch không khí và xua đuổi côn trùng như ruồi, muỗi… Không chỉ vậy, chiếc đèn xông tinh dầu hay máy khuếch tán tinh dầu còn đóng vai trò như một vật trang trí làm đẹp cho không gian sống của bạn.

tinh dầu xông thảo mộc

Xông phòng với tinh dầu thảo mộc là phương pháp được nhiều người sử dụng

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Top 9 tinh dầu thơm phòng được nhiều người yêu thích nhất hiện nay

Xông hơi với tinh dầu

Bạn hãy đun sôi khoảng 1 lít nước, đổ nước ra bát tô rộng rồi nhỏ vào bát 3 – 5 giọt tinh dầu. Để mặt cách mặt nước 5 – 10 cm rồi trùm kín đầu bằng một chiếc khăn, từ từ cảm nhận luồng hơi nước đang bay lên. Phương pháp này không chỉ giúp bạn có đầu óc thoải mái, thư giãn mà hơi tinh dầu bay lên còn giúp chăm sóc da mặt, làm giảm những vết mụn khó chịu.

xong-mat-voi-tinh-dau Xông mặt với tinh dầu có thể giúp bạn điều trị những vết mụn viêm, mụn trứng cá

Massage cơ thể bằng tinh dầu

Massage trị liệu kết hợp với tinh dầu mang lại kết quả rất tốt trong việc giảm mệt mỏi, căng thẳng, giảm đau nhức cơ thể, đau mỏi xương khớp… Bạn chỉ cần pha tinh dầu với dầu nền (dầu jojoba, dầu oliu, dầu dừa…) với tỷ lệ như hướng dẫn của mỗi loại tinh dầu rồi massage cơ thể hoặc những vị trí muốn tác dụng, cơ thể bạn sẽ nhanh chóng được hồi phục. Hãy chú ý là không được tự ý massage cho người đang mắc các bệnh như viêm da cấp tính, phát ban, chảy máu, thâm tím da, giãn tĩnh mạch, nhiễm trùng… để tránh những tác dụng không mong muốn.

massage-voi-tinh-dau

Massage cơ thể với tinh dầu giúp bạn đánh bay những mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống

Hít tinh dầu trực tiếp

Bạn có thể điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp bằng một phương pháp vô cùng đơn giản là hít tinh dầu. Cách thực hiện như sau: Mở nắp lọ tinh dầu, ghé sát mũi để ngửi trực tiếp hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu lên khăn giấy rồi hít một hơi. Bạn hãy hít vào sâu, hít chậm rãi, từ từ, thả lỏng cơ thể để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé.

tinh-dau-tri-hat-hoi

Tinh dầu có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp như hắt hơi, chảy nước mũi...

Pha thêm tinh dầu vào nước tắm

Sẽ thật tuyệt vời nếu sau một ngày làm việc vất vả được ngâm mình trong bồn tắm nước ấm tràn ngập mùi hương thơm của tinh dầu. Bạn hãy nhỏ 5 – 10 giọt tinh dầu vào bồn tắm, ngâm mình trong đó và từ từ cảm nhận cơ thể được thư giãn, làm sạch.

tam-voi-tinh-dau

Pha thêm tinh dầu vào nước tắm không chỉ giúp bạn giảm mệt mỏi mà còn giúp cơ thể bạn thơm tho, sạch sẽ hơn

Ngâm chân với tinh dầu

Một vài loại tinh dầu từ thiên nhiên trên thị trường hiện nay có tác dụng rất tốt trong việc tăng lưu thông máu, từ đó hồi phục cơ thể mệt mỏi, trị đau nhức chân tay … Bạn hãy nhỏ 2 – 5 giọt tinh dầu vào thau nước ấm pha muối biển rồi ngâm chân trong đó, dòng máu được lưu thông sẽ giúp bạn giảm cảm giác đau nhức, khó chịu.

Lưu ý khi sử dụng và bảo quản tinh dầu thiên nhiên

Tinh dầu có rất nhiều tác dụng tuyệt vời đối với chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Để tinh dầu nhiên nhiên đạt hiệu quả tối đa, bạn hãy lưu ý một vài điều sau đây:

  • Bảo quản tinh dầu trong lọ thủy tinh kín, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp và nhiệt độ cao.
  • Tinh dầu có thể bị oxy hóa nên khi sử dụng xong cần vặn nắp lại để không ảnh hưởng đến hạn sử dụng của tinh dầu.
  • Không ăn hoặc uống tinh dầu trực tiếp khi chưa có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ nhỏ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại tinh dầu nào.
  • Không bôi trực tiếp tinh dầu nguyên chất lên da và các vết thương hở.
  • Tránh để tinh dầu nguyên chất rơi vào mắt.

luu-y-khi-su-dung-tinh-dau Tinh dầu từ tự nhiên cần được bảo quản trong lọ thủy tinh màu tối, tuyệt đối không bảo quản trong chai, lọ nhựa

Như vậy Cỏ Mềm Homelab đã chia sẻ với bạn đọc những thông tin rất bổ ích về tinh dầu thiên nhiên. Mong rằng bạn sẽ có thêm hiểu biết về tinh dầu và sớm tìm cho mình một sản phẩm thật phù hợp!