5 vị trí trên mặt khi chăm sóc da mụn cần lưu ý để tránh nguy cơ phải gặp bác sĩ da liễu!

Cập nhật gần nhất 21:00, 21/11/2024
Mục lục

Vị trí mọc mụn trên mặt nói lên điều gì? Da bị mụn là biểu hiện của nhiều vấn đề cả bên ngoài lẫn bên trong cơ thể, tuỳ từng vị trí bị mụn trên mặt mà chúng ta “bắt bệnh” để có phương pháp chăm sóc da mụn khác nhau. Dưới đây, Cỏ Mềm chỉ ra năm vị trí dễ bị mụn trên mặt và các nguyên nhân để cùng khắc phục nhé!

1. Mụn ở trán

1.1 Nguyên nhân

Vùng trán vốn là vùng đổ mồ hôi và tiết dầu nhiều trên mặt. Trán cũng là nơi thường xuyên tiếp xúc với khói bụi và đặc biệt tóc mái của chúng ta. Mụn ở trán xuất hiện cũng có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên nguyên nhân xuất hiện mụn má phổ biến nhất đó là da vùng trán bị tiếp xúc với nhiều chất bụi bẩn ngoài không khí, ở tóc, tóc mái. 

Mụn mọc trên trán do tiếp xúc với bụi, bẩn và để tóc mái

1.2 Giải pháp

Giải pháp cho việc trị mụn ở vùng trán trước tiên là hay hạn chế để tóc mái, nếu có để hãy gội đầu thường xuyên để tóc luôn sạch sẽ. 

Vệ sinh tóc mái khi chăm sóc da mụn

Vệ sinh tóc mái và gội đầu thường xuyên khi chăm sóc da mụn.

Ngoài ra vì trán là vùng đổ dầu nhiều nên ở bước tẩy trang của quá trình chăm sóc da mụn, hãy tẩy trang thật kỹ vùng trán. 

2. Mụn ở má, tái đi tái lại dù có chăm sóc da đến đâu

mun-moc-o-ma-can-lam-gi-khi-cham-soc-da-mun

Mụn mọc ở má là biểu hiện của nhiều nguyên nhân.

2.1 Nguyên nhân

Có khi nào nàng tự hỏi, mình chăm sóc da kỹ lắm, cả chục bước nhưng da vẫn mụn, trong khi đứa bạn chỉ có đúng 1-2 bước thôi mà da lại nhẵn mịn chẳng có tí mụn nào không?

Ngoài việc sử dụng các sản phẩm trong chăm sóc da mụn ra, thì các nàng hãy nhanh chóng kiểm tra các vật dụng hay tiếp xúc với da mặt xem đã sạch hay chưa? 

Bắt đầu từ những việc dễ nhất như:

  • Lâu ngày không giặt vỏ gối: Có những thứ chúng ta tưởng rằng rất sạch nhưng lại là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn gây hại cho da, nhất là vỏ gối. 

Lâu ngày không giặt vỏ gối dễ dấn đến mụn ở má.

  •  Không thay khẩu trang thường xuyên: Trong hoàn cảnh dịch bệnh này, khẩu trang là một món đồ “thiết yếu” của chúng ta. Nhiều bạn có thói quen đeo khẩu trang về nhà là treo vào góc nào đó để hôm sau sử dụng tiếp. Tuy nhiên đây là một thói quen vô cùng tai hại trong chăm sóc da mụn. 

Không thay khẩu trang thường xuyên dễ nổi mụn ở má

  • Thường xuyên ăn đồ cay nóng: Ăn đồ cay thì ngon thật đấy, nhất là vào mùa lạnh. Tuy nhiên việc ăn đồ cay nóng khiến gan, thận bị áp lực và không làm tốt chức năng thanh lọc cơ thể của mình nữa.Khi gan thận không thanh lọc được hết các độc tố này, thì nó sẽ tích tụ lại và phát lên da, tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát sinh, gây nổi mụn nhiều tại vùng má

Ăn đồ cay nóng nhiều cũng là nguyên nhân mụn ở má xuất hiện.

  • Thói quen đưa tay lên mặt: Không chỉ vùng má và tất cả các vùng còn lại, nếu không muốn lên mụn thì hãy cực kỳ hạn chế đưa tay lên mặt. Đặc biệt là các nàng làm môi trường văn phòng, tay tiếp xúc với bàn phím máy tính nhiều vi khuẩn tuyệt đối không đưa tay lên mặt.

Thói quen đưa tay lên mặt làm quá trình chăm sóc da mụn không hiệu quả

2.2 Giải pháp

  • Hãy thay giặt vỏ gối thường xuyên, một tuần 1-2 lần để tránh các vi khuẩn từ vỏ gối dính lên da gây mụn nhé. KHi ngủ cũng hạn chế nằm nghiêng áp sát mặt vào gối, giữ phần má cách xa gối sẽ giúp giảm thiểu mụn tại vùng này.

  • Thay và giặt khẩu trang thường xuyên: Nếu các bạn dùng khẩu trang y tế, hãy chỉ dùng một lần và bỏ. Còn với khẩu trang vải thì nên nhớ phải giặt hàng ngày. Má là khu vực tiếp xúc với khẩu trang nhiều nhất, vì thế nên, nếu các bạn đang trong quá trình chăm sóc da mụn, hãy lưu tâm điều này!

  • Ăn thực phẩm tươi mát như rau củ quá, hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ trong các bữa ăn

Ăn uống healthy giúp da dẻ đẹp hơn, khỏi lo chăm sóc da mụn.

3. Mụn ở 2 góc hàm

Mụn ở hai góc hàm tiềm ẩn nhiều nguy cơ mụn nội tiết

3.1 Nguyên nhân

Hai góc hàm là nơi rất dễ sinh ra mụn. Có rất nhiều nguyên nhân sinh mụn ở vị trí này, nhưng hãy cùng điểm qua các nguyên nhân gây ra mụn dưới đây nhé

  • Không vệ sinh chăn gối thường xuyên: Giống như mụn ở má, thì vùng hai góc hàm này cũng là nơi tiếp xúc nhiều với gối, ga, chăn.
  • Có thể do mụn nội tiết: Mụn nội tiết liên quan tới sự thay đổi các hocmon trong cơ thể. Mụn nội tiết thường xuất hiện nhiều nhất trong độ tuổi dậy thì của các bạn nhỏ, hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt của các bạn nữ. 

Mụn nội tiết xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn dậy thì và chu kỳ kinh nguyệt.

  • Stress, căng thẳng, thức khuya cũng là nguyên nhân khiến cơ thể bị mất cân bằng sinh học dẫn đến mụn. 

Stress, thức khuya là một trong những nguyên nhân gây mụn ở hai hàm

3.2 Giải pháp

  • Thường xuyên thay giặt chăn ga, dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh để việc chăm da mụn trở nên dễ dàng nhé

  • Trong việc chăm sóc da mụn, nếu bị mụn nội tiết ngoài việc giữ nơi ở xung quanh sạch sẽ, thì hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và làm sạch mụn triệt để nhé.

  • Một lối sống khoa học, lành mạnh cũng là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc da mụn. Ngủ đủ giấc, tìm cách giảm căng thẳng để da tươi trẻ hơn

Lối sống khoa học sẽ giúp da đẹp hơn, giảm mụn và tươi trẻ hơn

4. Mụn cằm, quanh miệng

Mụn cằm, quanh miệng xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân

4.1 Nguyên nhân

  • Với mụn ở cằm, quanh miệng nếu ngứa, sưng đỏ, kích thước nhân không tương xứng với kích thước ổ viêm có thể do bị khuẩn demodex không. Vi khuẩn Demodex sẽ xâm nhập, sinh sôi ở dưới lớp da gây tác động ảnh hưởng xấu lên bề mặt da, nếu không tiến hành điều trị kịp thời rất có thể sẽ làm cho mụn ở dưới cằm phát triển thành ổ viêm, những ổ viêm này có thể gây lan rộng ra những khu vực da xung quanh. Khi ấy việc điều trị và chăm sóc da mụn sẽ trở nên vô cùng phức tạp.

Cần đến gặp bác sĩ da liễu khi có dấu hiệu bị mụn khi nhiễm khuẩn Demodex

  • Mụn ở cằm cũng có thể là do trong quá trình chăm sóc da mụn, việc làm sạch da không được đảm bảo. Chọn sai sản phẩm làm sạch, làm việc căng thẳng hoặc thói quen chống cằm cũng là nguyên nhân gây mụn. 

Làm sạch da là bước rất quan trọng trong chăm sóc da mụn

  • Thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là nữ giới cũng được xem là top các nguyên nhân gây nên mụn. 

4.2 Giải pháp

  • Nếu bị mụn do vi khuẩn, hãy để ý dấu hiệu trên và đến gặp bác sĩ da liễu để được kê đơn. Không tự ý sử dụng các sản phẩm trị mụn khác nếu không được sự cho phép của bác sĩ

  • Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da mụn nói chung và làm sạch da mụn nói riêng cần thông minh, tìm hiểu kỹ lưỡng. Tốt nhất nên có lời khuyên từ phái bác sĩ da liễu

Lựa chọn sản phẩm chăm sóc dành riêng cho da mụn

  • Chăm sóc da mụn cũng cần phải sự kiên trì và quyết tâm. Kiên trì trong việc chăm và dưỡng da. Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, lối sống lành mạnh, uống nhiều nước để làn da khoẻ hơn. Da khoẻ là đã thành công tới 80% trong quá trình chăm sóc da mụn rồi.

Gợi ý Ba bước tốt nhất chăm sóc da dầu, mụn. Thiếu gì thì thiếu cũng không được thiếu ba bước này

Ngoài việc thăm khám và chăm sóc da mụn theo hướng dẫn của bác sĩ, các bạn có thể đơn giản hoá các bước chăm sóc da lại, tập trung vào các sản phẩm đặc trị và chữa lành da. Nếu tình trạng da mụn không quá nặng có thể dùng các sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên để giúp da được lành và khoẻ nhất, giảm kích ứng

Bước 1. Làm sạch da

  • Nếu các nàng nghĩ chăm sóc da mụn thì cần những sản phẩm làm sạch siêu dịu nhẹ thì lại là một sai lầm. Quan trọng là cần sạch sâu và không kích ứng. 

  • Tẩy trang: Chọn đúng không quan trọng bằng chọn loại phù hợp. Với những nàng da nhiều dầu hoặc thường xuyên trang điểm có thể lựa chọn loại tẩy trang dạng dầu hoặc sáp. Nhớ nhũ hoá và massage những vùng tiết nhiều bã nhờn.

Gợi ý: Sản phẩm tẩy trang từ thiên nhiên không gây kích ứng lại sạch sâu cho da

  • Rửa mặt: Các loại rửa mặt làm sạch sâu có chứa AHA, BHA giúp làm sạch dầu thừa, thông thoáng cổ nang lông, hoặc các loại rửa mặt có chiết xuất tràm trà dịu nhẹ sẽ giúp nàng dễ dàng làm sạch, tinh chất tràm trà giúp giảm viêm,se cồi mụn trứng cá nhanh hơn

Gợi ý: Sản phẩm rửa mặt từ thiên nhiên cho da mụn, không kích ứng, làm dịu da, chứa tinh chất tràm trà: 

  • Nếu tình trạng mụn quá nặng, hãy sử dụng sản phẩm đặc trị theo sự kê đơn của bác sĩ. 

Bước 2: Luôn dưỡng ẩm khi chăm sóc da mụn, da càng dầu càng phải dưỡng ẩm

 Da dầu mà thiếu ẩm sẽ càng đổ dầu nhiều hơn do phản xạ cân bằng ẩm của cơ thể. Vì thế hãy dưỡng ẩm cho da kỹ lưỡng ngay cả trong quá trình trị mụn nhé.

Gợi ý: Serum dưỡng ẩm sâu cho da, thành phần thiên nhiên nuôi dưỡng da từ sâu bên trong, trị thâm và chống lão hoá cho da

Bước 3: Chống nắng đầy đủ

Chọn sản phẩm chống nắng dành riêng cho da dầu mụn là cách tốt nhất để da mụn được bảo vệ tối ưu. Chất kem phải mỏng, nhẹ không bí nhờn, kiềm dầu nhưng lại không gây khô da. 

Chỉ số chống nắng không cần quá cao, dễ gây kích ứng. Chọn chỉ số vừa phải từ SPF 40 và PA ++ là đủ. 

Gợi ý: Sản phẩm chống nắng dành riêng cho da dầu mụn

Qua những nội dung Cỏ vừa cung cấp, như vậy với công cuộc chăm sóc da mụn thì việc làm sạch da vẫn là quan trọng hàng đầu. Làm sạch da không chỉ là chọn sản phẩm phù hợp mà còn ở việc thói quen sinh hoạt, vệ sinh môi trường xung quanh nữa. Vì vậy những cô nàng đang đau đầu về vấn đề chăm sóc da mụn hãy đặc biệt lưu ý nhé! Chúc các nàng có được làn da khoẻ, đẹp và không mụn.