Loa loa loa... Xem ngay CTKM mới - MUA 2 TẶNG 1 TỪ 1/9/2024
Hương nhu - Tinh hoa của tự nhiên đối với sức khỏe và làm đẹp
Ở Việt Nam ta có biết bao nhiêu cây thuốc quý được xem là thần dược cho sức khỏe và sắc đẹp. Không đâu xa lạ, ở làng quê Việt rất chuộng cây hương nhu và không khó để bạn bắt gặp hình ảnh của loài cây này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cây hương nhu có tác dụng gì? Hay cây hương nhu là cây gì? Và uống nước lá hương nhu có tác dụng gì?
Và để giúp bạn hiểu rõ hơn về hương nhu, bài viết dưới đây Cỏ sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích nhất!
Tìm hiểu về cây hương nhu
Bạn đang thắc mắc không biết hương nhu là cây gì? Hình ảnh cây hương nhu trông như thế nào? Và cây hương nhu còn gọi là cây gì? Theo Wikipedia: Hương nhu có tên khoa học là Ocimum tenuiflorum, nó còn có tên gọi khác là é tía, é đỏ hay é rừng. Đây chính là một loài thực vật thuộc họ Hoa Môi (Lamiaceae).
Theo đó, đây là một loài cây thân thảo sống hàng năm hoặc có thể lên đến nhiều năm, chiều dài cây có thể từ 1-2m. Thân cây có màu đỏ tía với lông quặp. Bên cạnh đó lá é tía sẽ có phần cuống dài, thuông hình mác hoặc theo hình trứng. Mép lá thường có răng cưa và hai mặt thì đều có lông.
Hoa hương nhu sẽ có màu tím, mọc theo từng chùm và xếp thành vòng từ 6 – 8 nụ hoa/chùm, ít phân chia nhánh. Đây là loài cây có dạng quả bế, và có hương thơm rất dễ chịu. Loài cây này được trồng phổ biến ở khắp nơi vì nó có rất nhiều công dụng đáng nể.
Bộ phận dùng của cây é đỏ sẽ là đoạn đầu cành có hoa hoặc không có hoa đều được. Thời gian thu hái cây chính là lúc đang ra hoa, vào độ khoảng tháng 5 và kéo dài đến tháng 10. Sản phẩm sẽ được phơi trong bóng râm hay sấy nhẹ để cho ra thành phẩm hương nhu khô.
Theo Đông y, é rừng được coi là cây không có độc tính, mang khí ôn và vị tân. Do đó nó có công dụng rất tốt trong việc bổ trợ làm tan độc khí nóng tồn tại ở bì phu hay chỗ bị kết ở tâm phúc. Đồng thời é tía còn có thể điều hòa cơ thể từ trên xuống dưới.
Tác dụng của hương nhu
Vậy thực tế, hương nhu có tác dụng gì mà tại sao nó lại được ưa chuộng nhiều đến thế. Và dưới đây, Cỏ sẽ chỉ rõ cho bạn những công dụng không tưởng của cây é rừng, bạn cùng tham khảo nha.
Đối với sức khỏe
Tốt cho thị lực và bổ mắt: Lá hương nhu sở hữu hàm lượng vitamin A cao, hỗ trợ cải thiện thị lực rất tốt.
Giúp cải thiện chức năng tim: Lá é đỏ chứa canxi và magiê, cả hai cùng giúp hạ cholesterol xấu (LDL) đồng thời tăng cường lưu thông máu. Không chỉ vậy, từ việc hạ cholesterol LDL còn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành.
Tác động đối với hệ tiêu hóa: Lá é tía giúp giảm đầy hơi, tăng cường tiêu hóa và làm dịu dạ dày. Ngoài ra, nếu bạn chưa biết lá hương nhu có uống được không thì câu trả lời không chỉ là có mà uống còn rất tốt nữa đấy. Vì uống trà lá hương nhu còn giúp giảm triệu chứng ợ chua cực nhạy.
Hương nhu giúp giảm đường huyết hiệu quả: Lá é đỏ giúp giảm đường trong máu và bảo vệ tụy sản xuất insulin khỏi hư hại. Nghiên cứu trên chuột và bệnh nhân đái tháo đường không phụ thuộc insulin (NID) đã chứng minh hiệu quả của lá hương nhu trong việc hạ đường huyết.
Thuốc chống côn trùng và muỗi: Lá hương nhu chứa các hợp chất như long não, cineole và limonene có khả năng diệt ấu trùng, làm chất đuổi muỗi, ruồi và côn trùng khác rất hiệu quả.
Chữa trị tiêu chảy: Chiết xuất etanol và nước sôi (100 độ C) từ lá é rừng đã chứng minh hiệu quả chống lại vi khuẩn gây tiêu chảy như Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Shigella và Salmonella.
Giải pháp hiệu quả cho các vấn đề hô hấp: Chiết xuất từ nước của lá é tía đã được chứng minh là có tác dụng đáng kể trong việc trị rối loạn hô hấp, đặc biệt là những triệu chứng viêm nhiễm.
Giảm triệu chứng hôi miệng: Thân lá é rừng có khả năng loại bỏ vi khuẩn trong miệng và giúp kiểm soát hôi miệng, giữ cho hơi thở luôn tươi mát. Đồng thời các hợp chất có trong thân lá é đỏ còn có tác dụng củng cố men răng, giúp bảo vệ răng khỏi sự tác động của sâu răng rất tốt.
Đối với làm đẹp
Hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh về da: Tinh dầu hương nhu có tính kháng khuẩn và kháng viêm, giúp kiểm soát mụn trứng cá và các tình trạng da khác như eczema và viêm da cơ địa. Nó cũng có thể giúp làm dịu da sau khi bị cháy nắng hoặc tổn thương. Không những thế, có nhiều người thắc mắc lá hương nhu có ăn được không? Thực tế là có, nó được dùng như một loại rau ăn kèm như húng quế, tía tô,.. đồng thời rất mát nên đặc biệt phù hợp với các làn da mụn.
Và nếu như nàng đang mong muốn tìm kiếm một dòng xà bông thiên nhiên dịu nhẹ và lành tính thì sản phẩm nhà Cỏ chính là chân ái cho nàng. Với khả năng làm mát da, ngừa rôm sảy, mụn nhọt và côn trùng - Xà bông thiên nhiên Hương Nhu Cỏ Mềm hiện đang được bán với giá rất tốt - rất đáng để nàng trải nghiệm và chăm sóc làn da thâm sẹo ngay tại nhà đấy!
Tinh dầu lá hương nhu giúp cải thiện tình trạng rụng tóc: Rụng tóc sau liệu trình hóa trị ung thư là vấn đề đáng quan tâm. Nghiên cứu của Orafidiya và đồng nghiệp đã chứng minh khả năng thúc đẩy sự phát triển tóc và kích thích tăng sinh nang tóc trong trường hợp rụng tóc do tác động của cyclophosphamide trong liệu trình ung thư.
Thư giãn và giảm căng thẳng: Không chỉ làm đẹp da, hương thơm dịu dàng của é đỏ còn có khả năng thư giãn tinh thần và giảm căng thẳng, làm da trở nên tươi tắn hơn.
Một số bài thuốc dân gian từ hương nhu
Trị chứng hôi miệng: Lấy é tía 10g sắc với 200ml nước còn 100ml. Sử dụng nước sắc é tía để súc miệng và ngậm hàng ngày, tốt nhất vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Bạn hãy dùng liên tục trong 15 ngày để giúp ngăn ngừa và chữa chứng hôi miệng triệt để nhé!
Giúp tóc nhanh dài, bóng mượt: Kết hợp é tía, lá bưởi (hoặc vỏ bưởi) và quả bồ kết khô (đã đốt qua) mỗi loại 10g. Sau đó, nấu cùng 3 lít nước, dùng nước sắc ấm để gội đầu. Có thể gội đầu hai lần mỗi tuần để thúc đẩy sự phát triển và tạo độ bóng mượt cho tóc hơn.
Chữa tiêu chảy do lạnh bụng: Sử dụng é tía 12g, tía tô (lá và cành), mộc qua mỗi loại 9g. Sắc với 3 bát nước đến khi còn 1 bát, sau đó bạn để uống trong ngày sau bữa ăn sáng để giúp làm dịu cũng như chữa trị tiêu chảy do lạnh bụng.
Chữa phù thũng, nước tiểu đục: Kết hợp é đỏ 9g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 30g và ích mẫu thảo 12g. Sắc tất cả nguyên liệu với 600ml nước đến khi còn khoảng 200ml, dùng uống thay trà hàng ngày. Bạn thực hiện liệu trình điều trị này trong vòng 10 ngày để giúp chữa phù thũng và làm sáng nước tiểu.
Trẻ chậm mọc tóc: Dùng é rừng 40g, sắc với 200ml nước và cô đặc. Sau đó bạn cần trộn với mỡ lợn rồi bôi lên da đầu của trẻ hàng ngày, trước khi bôi cần vệ sinh da đầu cho trẻ sạch sẽ để tránh tình trạng viêm nhiễm.
Chữa cảm sốt, nhức đầu, đau bụng, chân tay lạnh: Pha trộn é tía 500g, hậu phác (tẩm gừng nướng) 200g và bạch biến đậu (sao) 2000g. Uống từ 10g đến 20g mỗi lần và hãy nhớ pha với nước sôi để nguội. Phương pháp này sẽ giúp giảm các triệu chứng cảm sốt, nhức đầu, đau bụng và cơ thể lạnh hiệu quả.
Chữa cảm, làm ra mồ hôi, hạ sốt: Kết hợp các thành phần như é tía, hoắc hương, bạc hà, sả, tía tô, lá bưởi và lá chanh mỗi loại 10g. Bạn hãy đun sôi và sử dụng xông hơi để giúp chữa cảm, làm ra mồ hôi và hạ sốt nhé!
Phòng, chữa cảm nắng, say nắng: Sử dụng é rừng 32g, hạt đậu ván 32g, củ sắn dây 24g và gừng sống 12g. Sấy khô và tán nhỏ, sau đó hãm với nước sôi để uống. Mỗi lần người lớn sẽ dùng 16g, trẻ em dùng 8g để phòng hoặc chữa cảm nắng cũng như say nắng.
Lưu ý gì khi sử dụng hương nhu
Mặc dù công dụng của cây hương nhu tốt là thế, nhưng không phải trong mọi trường hợp đều có thể sử dụng loài cây này. Chính vì thế bạn cũng cần nắm được một vài lưu ý quan trọng sau:
-
Không nên sử dụng é rừng cho những người có xu hướng ra mồ hôi nhiều, vì điều này có thể làm mất nước cơ thể nhiều hơn.
-
Tránh sử dụng lá é rừng trong thời gian dài và với liều lượng quá cao, để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
-
Không nên sử dụng é đỏ cùng lúc với các loại thuốc đông máu hay thuốc chứa pentobarbital.
-
Không sử dụng khi thấy có dấu hiệu mốc hoặc mùi lạ xuất hiện trên sản phẩm.
-
Không nên sử dụng é tía cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ em, đặc biệt là bà bầu. Trong thời kỳ mang thai, người mẹ thường nhạy cảm với mùi, vì thế khi dùng é tía có thể gây ra hiệu ứng ảo giác, gây mẫn cảm và tăng co bóp tử cung, gây mất an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Hy vọng với những chia sẻ hữu ích về cây hương nhu được Cỏ Mềm gợi ý phía trên sẽ giúp bạn hiểu hơn hương nhu là gì cũng như lá hương nhu là lá gì. Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích trong cuộc sống và làm đẹp, bạn hãy theo dõi Cỏ Mềm ngay hôm nay nhé!