Da khô nên dùng gì? 10++ Mẹo giúp tạm biệt da khô mùa đông

Cập nhật gần nhất 22:11, 22/11/2024
Mục lục

Da khô là tình trạng bề mặt da xuất hiện những vảy khô, da bị căng, ngứa,... nặng hơn có thể dẫn đến nứt nẻ, vết nứt sâu có thể chảy máu. Nhiệt độ và độ ẩm giảm mạnh vào mùa đông, sử dụng những thiết bị sưởi, tắm bằng nước nóng hay các loại xà phòng, sữa rửa mặt không phù hợp,... đều là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng da khô. Vậy bạn có biết da khô nên dùng gì, ăn gì hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua chia sẻ sau đây nhé.

da khô nên dùng gì

Da khô nên dùng gì?

Những ngày trời trở lạnh đột ngột này khiến da mặt của nhiều chị em bị khô, căng ngứa. Rất nhiều người thắc mắc da mặt khô nên dùng gì? Da khô nên dùng mỹ phẩm gì? Cùng tham khảo những tip sau đây nhé.

da mặt khô nên dùng gì
Da khô gây căng da, xuất hiện vảy khô

Tẩy tế bào chết cho da khô

Với những người có làn da khô, bạn nên chọn mua kem tẩy tế bào chết có chứa những thành phần lành tính, có thành phần chất dưỡng ẩm và dịu nhẹ. Nếu bạn thắc mắc da mặt khô nên dùng gì tự nhiên thì bạn cũng có thể tiến hành tẩy tế bào da chết bằng những nguyên liệu như chanh và lòng trắng trứng, đường nâu và sữa chua, mật ong và cám gạo, nghệ tươi và mật ong, bột trà xanh,… 

Tẩy da chết cho da khô từ 2 - 3 lần/tuần là giải pháp tối ưu để giúp bề mặt da thông thoáng, hỗ trợ kích thích quá trình tái tạo tế bào, ngăn ngừa những dấu hiệu lão hóa sớm. Tuy nhiên, với những người có làn da khô bong tróc ở mức độ nặng thì chỉ nên tẩy tế bào chết 1 lần/tuần.

Lưu ý, khi tẩy tế bào chết cho da khô thì không nên chà xát quá mạnh. Sau khi loại bỏ những tế bào da xỉn màu, bạn cần phải che chắn da kỹ lưỡng vì lúc này làn da dễ cháy nắng.

Sử dụng kem dưỡng ẩm

da mặt khô nên dùng gì tự nhiên
Sử dụng kem dưỡng giúp ngăn ngừa tình trạng da khô

Bạn đang thắc mắc da khô mùa đông nên dùng gì? Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da khô chính là cách cấp ẩm, nuôi dưỡng cũng như bảo vệ làn da đơn giản nhất. Với các thành phần có khả năng giữ ẩm cao, kem dưỡng ẩm sẽ hạn chế tình trạng bong tróc da, đồng thời ngăn ngừa lão hóa và mụn,… trả lại cho bạn làn da căng mịn và tràn đầy sức sống. 

Da mặt khô nên sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm lành tính, có khả năng cấp ẩm sâu như Axit Hyaluronic, Vitamin E, dầu hạt bơ, Ceramides,…

Kem dưỡng ẩm nên được sử dụng 2 lần/ngày. Lần 1 vào buổi sáng sau khi rửa mặt và lần 2 vào buổi tối trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Dùng kem chống nắng

Kem chống nắng rất quan trọng với làn da khô. Nhiều người không biết da mặt bị khô nên dùng gì? Nếu bạn cũng vậy, hãy chọn mua những loại kem chống nắng cho da khô có chỉ số SPF từ 30 trở lên, đồng thời có khả năng giữ ẩm. Tránh mua những loại kem chống nắng có các thành phần gây kích ứng da như Octinoxate, Retinyl Palmitate, Avobenzone,….

Kem chống nắng nên được bôi thường xuyên. Hãy bôi kem trước khi ra ngoài khoảng 30 phút. Đây là khoảng thời gian tối thiểu để kem có thể thẩm thấu vào da và phát huy tác dụng. Nhớ dùng kem chống nắng đều đặn hàng ngày ngay cả khi trời râm mát bạn nhé.

Xịt khoáng 

da khô mụn ẩn nên dùng gì
Phương pháp cấp ẩm trực tiếp cho da

Xịt khoáng chính là bước cấp ẩm trực tiếp và tiện lợi nhất cho làn da khô của bạn. Sau khi đi nắng, trang điểm hoặc là khi da có các dấu hiệu khô ráp, bạn có thể sử dụng xịt khoáng để cấp ẩm tức thì, để hạn chế tình trạng làn da khô sần sùi do thiếu ẩm. Bạn nên lựa chọn những dòng xịt khoáng chứa nhiều khoáng chất, nhiều dưỡng để cấp ẩm tốt nhất.

Đắp mặt nạ dưỡng ẩm

Bạn nên tiến hành đắp mặt từ 2 - 3 lần/tuần để cấp ẩm và duy trì làn da luôn săn chắc, mềm mịn. Các loại mặt nạ dưỡng ẩm được đánh giá là tốt nhất cho da khô là: Mặt nạ chuối, mặt nạ bơ và sữa chua; sữa chua và mật ong; mặt nạ đu đủ và mật ong; mặt nạ trứng gà và mật ong; mặt nạ dâu tây; mặt nạ bột yến mạch và sữa chua; mặt nạ xoài và dầu ô liu;… 

Tinh dầu dừa

da khô mụn nên dùng sữa rửa mặt gì
Tinh dầu dừa cấp ẩm tốt

Nếu bạn không biết mùa đông da mặt khô nên dùng gì thì tinh dầu dừa là một lựa chọn tuyệt vời đấy. Dầu dừa chứa nhiều vitamin E loại tocotrienol, cho khả năng chống lão hóa da gấp 50 lần vitamin E thông thường. Bên cạnh đó, dầu dừa còn có khả năng diệt khuẩn, giúp mụn giảm viêm và sưng.

Khi dùng, bạn rửa sạch mặt, thoa trực tiếp dầu dừa lên da khô. Sau đó, dùng tay massage nhẹ để dầu thẩm thấu vào sâu trong da. Để qua đêm đi ngủ, sáng thức dậy rửa mặt bằng sữa rửa mặt và nước ấm

10 Tips tạm biệt da khô trong mùa đông

Dưỡng ẩm sau khi rửa mặt, tắm rửa

Trên làn da của bạn sẽ có một lớp dầu tự nhiên giúp khóa ẩm, ngăn ngừa khô da. Tuy nhiên, chúng dễ bị mất đi khi bạn rửa mặt, rửa tay hoặc tắm. Do đó, bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm ngay sau khi làm sạch da, đặc biệt là vào mùa đông. Thói quen này sẽ giúp cho làn da của bạn luôn mềm mịn.

Bôi kem chống nắng hàng ngày SPF 30 - 50

da khô nên ăn uống gì
Nhớ bôi kem chống nắng khi ra ngoài 

Vào mùa đông, ánh sáng mặt trời không quá gay gắt, thời gian có nắng ít hơn rất nhiều. Do đó nhiều người muốn bỏ qua kem chống nắng. Tuy nhiên, ngay cả khi trời ít nắng hay râm mát thì vẫn có các tia cực tím gây hại cho da. Vì vậy, dù trời không có nắng thì bạn vẫn nên thoa thêm một lớp kem chống nắng mỗi buổi sáng sau khi đã thoa kem dưỡng ẩm nhé. Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ khuyến nghị những người có làn da khô nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên.

Dùng máy tạo độ ẩm

Tình trạng da khô có thể xuất phát từ hiện tượng độ ẩm không khí quá thấp. Do đó, việc sử dụng máy tạo độ ẩm để ngăn da khô là giải pháp tối ưu. Máy tạo độ ẩm sẽ giúp bổ sung độ ẩm cho không khí, đặc biệt tốt vào những tháng mùa đông. Không khí ẩm có vai trò như một chất giữ ẩm tự nhiên, giảm khô da. 

Theo Harvard Health Publishing, cài đặt máy tạo độ ẩm 60% trong mùa đông sẽ hỗ trợ bổ sung độ ẩm cho da.

Giảm nhiệt độ nước rửa mặt

Rửa mặt hay tắm nước nóng vào mùa đông lạnh giá giúp bạn tránh cái lạnh, cảm thấy thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ cao của nước sẽ khiến da bị khô. Cho nên, hãy giảm nhiệt độ nước rửa mặt, nước tắm của bạn xuống nếu như nó đang quá nóng nhé. 

mùa đông da mặt khô nên dùng gì
Đừng rửa mặt với nước nóng

Theo Đại học Y khoa Baylor, nước nóng có thể làm mất lớp dầu tự nhiên trên da nhanh hơn so với nước ấm. Ngoài ra, khi bạn lau khô người sau khi tắm, thay vì chà xát mạnh, thì hãy dùng khăn mềm vỗ nhẹ nhàng lên da. Điều này có thể giúp một phần hơi ẩm thấm vào lớp da trên cùng.

Bổ sung chất làm mềm da

Nếu làn da của bạn quá khô, bạn có thể cân nhắc sử dụng một số thành phần làm mềm da. Các chất làm mềm da sẽ cung cấp một hàng rào vật lý cho khả năng khóa độ ẩm cho làn da của bạn. Một số thành phần dưỡng ẩm da được sử dụng nhiều nhất là bơ hạt mỡ, dầu tầm xuân, bơ ca cao, dầu jojoba,... Bạn có thể thoa chúng 1 - 2 lần mỗi ngày sau khi dưỡng ẩm.

Có thể bạn quan tâm:

- 12 Lời khuyên chăm sóc da mặt tốt nhất sạch sâu

- Tẩy da chết body mịn màng chuẩn đét" 4 BƯỚC

Uống 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày

Da khô nên uống gì? Da khô nên uống đủ nước. Bạn nên đảm bảo lượng nước cung cấp cho cơ thể mỗi ngày từ 1.5 - 2 lít. Cấp đủ nước sẽ giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh, tươi sáng, không khô da. 

da khô nên uống gì
Nhớ uống đủ nước nhé

Tránh chất gây dị ứng

Những chất gây dị ứng không chỉ khiến da bị khô mà còn có thể gây ngứa, nổi mụn, mẩn đỏ,... Do đó, bạn nên tránh những chất gây dị ứng cho da mình. 

Massage thường xuyên

Massage kết hợp với các dưỡng chất sẽ giúp cho các dưỡng chất thẩm thấu nhanh hơn vào trong da. Nó giúp kích thích, thư giãn da, góp phần thúc đẩy làn da khỏe mạnh, trẻ hóa từ bên trong. 

da khô mùa đông nên dùng gì
Massage mặt thường xuyên có lợi cho da

Kiểm soát đường huyết

Đường huyết quá cao có thể gây tăng sắc tố da. Trên thực tế, những mảng sẫm màu trên tay và chân thường là những triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường. Lượng đường huyết cao sẽ làm cho cơ thể bạn bị mất nước, dẫn đến da bị khô. Do đó, hãy kiểm soát lượng đường huyết của cơ thể nhé.

Tránh tối đa chất khử mùi vào xà phòng

Nhiều chất khử trùng gây kích ứng da, khô da. Cho nên, bạn hãy để làn da của mình tránh xa những chất này nhé. Bạn cũng nên tránh giặt quần áo bằng các loại chất tẩy rửa thông thường. Thay vào đó, hãy sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, lành tính từ thiên nhiên.

#4 Câu hỏi về da khô phổ biến nhất

Da khô mụn nên dùng sữa rửa mặt gì?

Da khô mụn cần một loại sữa rửa mặt có chứa lượng dưỡng ẩm lớn. Bạn có thể chọn sữa rửa mặt có chứa các thành phần cấp ẩm, giữ ẩm, khóa ẩm tốt như: Hyaluronic Acid, Ceramide, Nanoha, Panthenol, chiết xuất nha đam, lauric acid, glycerin, vitamin A, C, E…

Sữa rửa mặt có kết cấu dạng gel và kem sẽ khá thích hợp cho da khô. Dạng gel có tỷ lệ nước cao nhất. Nó không chỉ làm sạch mà còn cấp ẩm cho da, giúp làn da luôn tươi mát, căng mịn. 

da khô nên dùng mỹ phẩm gì
Lựa chọn sữa rửa mặt phù hợp cho da khô

Da khô nên ăn uống gì?

Ngoài việc cấp đủ nước cho cơ thể (1.5 - 2 lít/ngày), bạn cũng nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, nhiều axit béo omega-3. 2 chất này có thể bảo vệ tế bào da của bạn khỏi tác hại từ môi trường, giúp da khỏe mạnh.

Da khô nên dùng mỹ phẩm gì?

Nếu bạn có làn da khô thì nên sử dụng những loại mỹ phẩm có khả năng cấp ẩm, khóa ẩm cao, có nhiều dưỡng chất cho da. Không nên sử dụng những mỹ phẩm có khả năng bào mòn, làm sạch sâu vì sẽ làm rửa trôi lớp dầu tự nhiên trên da. 

Bạn nên sử dụng đủ các sản phẩm, các bước chăm sóc da như sữa rửa mặt, dưỡng ẩm, chống nắng,... để đạt hiệu quả cao nhất.

Da khô nên dùng serum nào?

Với làn da khô, bạn nên sử dụng các loại serum cho da khô có thành phần cấp ẩm tốt như:

  • Axit Hyaluronic (HA) - HA là một trong những chất cho khả năng ngậm nước vượt trội. HA thu hút độ ẩm và phân phối đến các lớp bên ngoài của da, làm cho làn da có vẻ căng mọng hơn;

  • Glycerin có chức hấp thụ độ ẩm như một miếng bọt biển. Glycerin bắt chước phương thức giữ ẩm tự nhiên của da - giữ nước nhằm duy trì độ ẩm của da và bảo vệ khỏi khô da nghiêm trọng;

  • Panthenol có tác dụng dưỡng ẩm da hiệu quả. Đồng thời, thành phần này còn giúp củng cố, niêm phong hàng rào bảo vệ da, giúp giảm mất nước qua da.

Trên đây là một số thông tin về việc chăm sóc da khô. Hy vọng những chia sẻ này đã có thể giúp bạn biết da khô nên dùng gì để luôn mịn màng, ẩm mượt tự nhiên.