Loa loa loa... Xem ngay CTKM mới - MUA 2 TẶNG 1 TỪ 1/9/2024
Da Bị Cháy Nắng| Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Chữa Trị Hiệu Quả
Thời tiết mùa hè nắng gắt với nhiệt độ lên tới 39 - 40 độ khiến da rất dễ bị cháy nắng. Vậy da bị cháy nắng đỏ rát phải làm sao? Cần làm gì để phòng tránh da bị rám nắng? Cùng Cỏ Mềm tham khảo một số mẹo làm dịu da cháy nắng hiệu quả nhé!
Dấu hiệu, nguyên nhân da bị nắng đốt
Trước khi đi tìm hiểu về cách trị da bị cháy nắng thì chúng ta cùng đi tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và hậu quả để lựa chọn biện pháp khắc phục phù hợp nhất:
Cháy nắng là gì? Dấu hiệu da cháy nắng
Cháy nắng là dấu hiệu tổn thương của tế bào da, là hiện tượng của phản ứng viêm ở lớp ngoài cùng của da với những tổn thương do tia UV gây nên. Theo đó, da của con người có chứa sắc tố melanin (sắc tố mang lại màu sắc cho da) sẽ bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời bằng cách làm tiêu tan hơn 99.9% tia UV hấp thụ.
Vì vậy, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu thì cơ thể sẽ bắt đầu sản sinh ra những sắc tố melanin nhằm bảo vệ da. Đây cũng là lý do chính khiến làn da trở nên tối màu hơn.
Dấu hiệu nhận biết da bị nắng đốt: Da bị ửng đỏ, sờ vào thấy đau, nóng, sưng và ngứa. Lúc sau sẽ xuất hiện nghiêm trọng sẽ dẫn tới tình trạng đau đầu, nôn mửa và sốt cao,...
> Son môi chống nắng nào tốt, các tiêu chí khi lựa chọn son không thể bỏ qua
Combo Trang điểm 2 bước (Kem chống nắng + Kem nền)
Combo Trang điểm 3 bước (Kem chống nắng + Kem nền + Kem má)
[SET QUÀ TẶNG] Bộ Trang điểm 3 bước (Kem chống nắng + Kem nền + Kem má)
5 Nguyên nhân, hậu quả tình trạng da bị tổn thương do nắng
Nguyên nhân chính khiến da cháy nắng đen sạm là do những tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Cụ thể, khi các tia cực tím chiếu vào da làm hư hại các sợi collagen, elastin tồn tại ở lớp hạ bì và trung bì. Bên cạnh đó, tia cực tím còn gây ra bệnh ung thư biểu mô bào vảy, cùng ung thư biểu mô tế bào đáy.
Sự ảnh hưởng của các tia UV, UVA, UVB sẽ kích thích cơ thể tăng sản xuất melanin và khiến da bị sạm đen. UVA gây tổn thương lão hóa da và là tác nhân chính gây bỏng da.
Khi da của bạn bị phơi nắng quá lâu sẽ dẫn tới hệ quả nghiêm trọng như:
- Đỏ da: Là hiện tượng tia UV chiếu quá lâu lên da khiến mao mạch máu giãn ra gây nên tình trạng đỏ và đau rát da.
- Da không đều màu: Tại các vùng da tiếp xúc với tia cực tím, những sắc tố melanin được sản xuất nhằm bảo vệ làn da, khiến da xuất hiện tàn nhang, nám và đốm màu nâu.
- Da khô sạm: Da tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao sẽ khiến da bị mất nước nghiêm trọng, dẫn tới tình trạng khô sạm và bong tróc.
- Da bị phồng rộp: Khi da bị bỏng nặng thì vùng da có thể bị bỏng rộp và thậm chí là có mủ. Đây là trường hợp nặng nên cần lưu ý.
- Da có thêm nếp nhăn: Là dấu hiệu quả quá trình lão hóa do những sợi elastin và collagen của da bị phá vỡ.
> Lời khuyên chăm sóc da mặt đúng cách sáng mịn, hết mụn, bí quyết làm đẹp ít người biết
Da bị cháy nắng phải làm sao? 10 Biện pháp khắc phục, chữa trị tại nhà
Nên làm gì khi gặp tình trạng này? - Để da được phục hồi một cách nhanh nhất thì bạn cần thực hiện các biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt để đa được phục hồi nhanh nhất. Dưới đây là những biện pháp an toàn và hiệu quả được nhiều người áp dụng.
Dưới đây là 10 cách chữa ngay khi da cháy nắng tại nhà bạn có thể tham khảo:
Dùng nước lạnh
Về cơ bản, cháy nắng là một trường hợp của viêm da. Nên một trong những cách xử lý đơn giản nhất là dùng nước mát để làm dịu da. Tuy nhiên, bạn không nên chườm đá lạnh trực tiếp hoặc sử dụng nước hồ bơi để làm dịu da. Bởi điều này có thể khiến tình trạng da của bạn trở nên tệ hơn.
>>> Tham khảo: 7 Kem chống nắng phổ rộng "chống nắng tối đa, ngăn lão hoá"
Bột yến mạch và baking soda
Ảnh hưởng của nắng khiến da sạm đen phải làm sao? Bạn có thể dùng bột yến mạch với baking soda. Khi tắm, chỉ cần thêm 1 vài thìa bột yến mạch hoặc baking soda vào bồn tắm đã xả đầy nước mát.
Sau đó, ngâm mình trong khoảng 15 - 20 phút, điều này sẽ tăng khả năng phục hồi của vùng da và giảm nhanh kích ứng và bổ sung độ ẩm tự nhiên cho da. Lưu ý, không nên chà sát quá mạnh mà chỉ nên dùng khăn mềm để thấm nước.
Nha đam
Nếu trong nhà bạn có sẵn nha đam tại nhà thì bạn đừng nên bỏ qua cách phục hồi da bằng nguyên liệu này nhé. Bởi chất gel trong nha đam vừa có tác dụng cấp nước làm dịu vết bỏng, vừa có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng và kháng khuẩn nhẹ.
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc không chỉ là thức uống giúp thư giãn tinh thần mà nó còn có thể làm dịu vết cháy nắng trên da. Cách chữa da cháy nắng bằng trà hoa cúc khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện như sau: pha trà, chờ nguội sau đó dùng khăn sạch thấm nước trà và đắp lên những vùng da đang chịu ảnh hưởng. Lưu ý, cần thực hiện nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Sữa tươi
Sữa tươi cũng là một trong những biện pháp chữa trị đỏ rát được nhiều người áp dụng. Hoặc bạn có thể kết hợp sữa tươi với khoai tây, để đắp lên vùng da mặt, da tay bị cháy nắng. Làn da của bạn sẽ được dịu mát và giảm đau rát ngay lập tức. Trong trường hợp không có sữa tươi thì bạn có thể dùng sữa chua để thay thế.
Cà chua
Sử dụng cà chua là một trong những cách làm dịu da cháy nắng được khá nhiều người sử dụng. Khi thoa cà chua lên khu vực bị cháy nắng, bạn sẽ cảm nhận được sự dịu mát ngay lập tức.
Ngoài ra, nếu bạn kết hợp cả cà chua với sữa thì hiệu quả còn cao hơn gấp nhiều lần. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần trộn 1 cốc sữa với ¼ cốc nước ép cà chua và thoa đều lên khu vực da bị rám nắng là được.
Dưa chuột
Dưa chuột có tính chất làm mát vô cùng tuyệt vời. Bạn chỉ cần đắp trực tiếp lát dưa chuột lên những vùng da rám nắng là sẽ thấy hiệu quả ngay lập tức. Trường hợp da mặt bị cháy nắng thì bạn có thể nghiền nát 1 quả dưa chuột và trộn đều với sữa rồi bôi lên da. Chắc chắn, làn da bị rám nắng sẽ được trắng lại nhanh chóng.
> Cách chọn son môi hợp màu da thu hút, nổi bật
Lòng trắng trứng
Dùng lòng trắng trứng là một trong những cách làm tốt nhất để xoa dịu 1 cách tự nhiên khi làn da phải tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời. Tùy thuộc vào diện tích ít hay nhiều mà bạn có thể sử dụng 1 hoặc 2 lòng trắng trứng để bôi lên vùng da cháy nắng, để khoảng vài phút rồi rửa sạch.
Mật ong
Da mặt bị ăn nắng phải làm sao? - Một trong những cách hữu hiệu được nhiều người áp dụng là thoa mật ong nguyên chất lên da mặt và để 1 lúc. Hoặc bạn có thể trộn sữa với mật ong theo tỷ lệ 50:50. Nó sẽ giúp da bạn trở nên dịu mát và khôi phục làn da cháy nắng khá hiệu quả, bạn hãy thử ngay nhé!
Giấm
Nếu như bạn chưa biết da cháy nắng bôi gì thì có thể thử ngay giấm, bởi nó cũng có dụng làm dịu vết cháy nắng khá tốt. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần dùng khăn nhúng vào giấm rồi massage.
Hoặc bạn có thể cho giấm và nước vào trong 1 bình xịt rồi xịt lên vùng da tổn thương. Điều này sẽ giảm được tình trạng ngứa và đau rát da. Lưu ý, cần tránh xịt vào mắt và những vết thương hở. Lưu ý, không nên dùng giấm gạo mà nên dùng giấm táo để thay thế.
5 Trường hợp cần phải đến bác sĩ
Những trường hợp nghiêm trọng thì tốt nhất là bạn nên đến bác sĩ da liễu để có hướng xử lý. Bởi những cách khắc phục tại gia có thể không đem lại kết quả, và nếu để kéo dài thì việc phục hồi càng khó khăn hơn.
Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp phải 1 trong những dấu hiệu dưới đây:
- Da bị cháy nắng lột da với diện tích lớn
- Da bị nổi mụn nước, phồng rộp và sưng tấy nghiêm trọng
- Da có dấu hiệu nhiễm trùng như chảy mủ, đau rát
- Tình trạng cháy nắng vẫn không cải thiện sau 2 - 3 ngày
- Sốt, mất nước và thậm chí là ngất xỉu.
5 Biện pháp phòng tránh da bị cháy do nắng
Dưới đây là một số biện pháp giúp ngăn ngừa tình trạng tổn thương da do ánh nắng mặt trời bao gồm:
- Hạn chế ra nắng: Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 10 giờ sáng - 4 giờ chiều, bởi đây là thời điểm tia bức xạ của mặt trời cao nhất. Do vậy nên hạn chế các hoạt động ngoài trời trong khoảng thời gian này.
- Che chắn cơ thể khi đi ra ngoài: Nên đội mũ rộng vành, mặc áo và quần dài tay để bảo vệ cơ thể.
- Mang kính mát khi đi ra ngoài: Nên lựa chọn các loại kính có khả năng chống tia UV, có thể tham khảo trên các thông số của sản phẩm.
- Sử dụng kem chống nắng thường xuyên: Ưu tiên lựa chọn các loại kem chống nắng từ thiên nhiên, có chỉ số SPF từ 30 trở lên với phổ kháng tia UV chẳng hạn như kem chống nắng Hây Hây,....
- Sử dụng kem chống nắng lặp lại: Sau 40 - 80 phút, hoặc sau khi tắm hay khi ra mồ hôi nhiều.
FAQs về da bị cháy nắng
Trong phần giải đáp này, Cỏ Mềm sẽ tổng hợp những câu hỏi phổ biến về vấn đề da cháy nắng phải làm sao, mọi người có thể tham khảo:
Da bị cháy nắng có trắng lại được không?
Câu trả lời là CÓ. Sau khi bị cháy nắng thì da của bạn vẫn có thể trắng lại, tuy nhiên phải trong quá trình chăm sóc rất lâu mới có thể hồi phục da như ban đầu. Tuy nhiên nếu để tình trạng này xảy ra thường xuyên và không thực hiện biện pháp chăm sóc thì nó sẽ khiến da của bạn bị lão hóa nhanh chóng.
Vì vậy, khi bị cháy nắng, bạn cần nhanh chóng làm dịu vùng da bằng một trong những cách trên để da được phục hồi nhanh chóng.
Da cháy nắng bao lâu thì trắng lại?
Bao lâu da trắng lại còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cháy nắng. Chúng ta có thể phân mức độ nghiêm trọng khi thành 3 cấp độ sau:
- Mức độ nhẹ: Ở mức độ này thì da chỉ bong tróc từ 3 - 5 ngày, điều này thể hiện được da của bạn đang được tái tạo.
- Mức vừa phải: Ở mức độ này làn da sẽ mất khoảng 1 tuần để chữa lành hoàn toàn. Sau đó da sẽ mất thêm vài ngày để bong tróc.
- Mức độ nghiêm trọng: Mất khoảng 2 - 3 tuần, thậm chí hàng tháng để phục hồi.
Cách chữa da bị cháy nắng lâu ngày?
Tình trạng này xảy ra lâu năm thường khó chữa hơn bởi da bị tổn thương rộng và sâu bên trong lớp biểu bì da. Do vậy, trong trường hợp này bạn cần kiên trì áp dụng các biện pháp đắp mặt nạ, thoa kem dưỡng, kem chống nắng,...
Bên cạnh đó, cần lưu ý bổ sung đủ nước mỗi ngày và ăn uống các đồ thanh nhẹ giúp làm mát da. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu về việc sử dụng thuốc trong việc tái tạo da, phục hồi da trong và sau khi hết cháy nắng.
Tình trạng cháy nắng là vấn đề mà ai trong chúng ta đều rất dễ gặp phải. Do vậy, bên cạnh việc trang bị những kiến thức để kịp thời sơ cứu khi da bị cháy nắng thì bạn cũng cần biết cách chủ động bảo vệ làn da của mình nhé. Vì vậy, đừng quên dưỡng da và bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài nhé!