Bé nhà bạn bị rôm sảy có mủ có nguy hiểm không?

Cập nhật gần nhất 04:59, 15/11/2024
Mục lục

Những ngày thời tiết oi bức cực độ lên tới 40 độ C, người lớn còn phải nhăn nhó chứ chưa nói chi đến trẻ nhỏ. Chính vì thế nên có rất nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị mắc rôm sảy. Các bé hay quấy khóc và khó ngủ. Tuy vậy, nhiều bậc cha mẹ lại không để ý chữa trị đúng cách nên dẫn đến tình trạng rôm sảy có mủ.

rom-say-mu-o-tre-co-nguy-hiem-khong

Hình ảnh rôm sảy có mủ ở trẻ em

Rôm sảy là gì?

Rôm sảy là hiện tượng phát ban nhiệt trên da, do tác động của vi khuẩn và mồ hôi, làm cho các nang lông bị bít tắc lại, hình thành lên các nốt trắng, đỏ li ti, gây ngứa ngáy. Bệnh rôm sảy có thể xuất hiện ở bất cứ ai, nhưng đối tượng phổ biến nhất lại là trẻ nhỏ. Bởi các bé có làn da nhạy cảm, lỗ chân lông chưa phát triển hoàn thiện (nhất là ở trẻ sơ sinh) vì thế nên dễ mắc bệnh.

Rôm sảy thường bùng phát mạnh trong mùa nắng nóng, bởi khi nhiệt độ không khí lên cao, hoạt động bài tiết của da gặp nhiều khó khăn, các tuyến mồ hôi hoạt động quá sức dẫn tới nổi rôm. Nếu như sống ở môi trường ô nhiễm, bụi bẩn nhiều cũng là điều kiện khiến cho rôm sảy phát triển mạnh hơn.

Những người nằm lâu trên giường (khi bị ốm, những người bị bại liệt) thì cũng dễ bị rôm hơn. Rôm sảy có thể xuất hiện ở nhiều vùng da khác nhau, trên trán, mặt, cổ, vai, lưng hay những vùng da có nhiều nếp gấp (nách, bẹn, đùi). Tùy theo mức độ tắc nghẽn của tuyến nang lông, bệnh rôm sảy được chia làm 4 dạng khác nhau:

  • Rôm sảy tinh thể
  • Rôm sảy đỏ
  • Rôm sảy mủ
  • Rôm sảy sâu

Nguyên nhân rôm sảy mủ hình thành là do đâu?

rom-say-mu-la-gi

Rôm sảy mủ thường là biến chứng sau khi đã bị rôm sảy ở dạng tinh thể và rôm sảy đỏ. Các đốm mủ trắng gồ lên trên bề mặt da có màu đỏ giống như trứng cá bọc ở người lớn, nhưng kích thước nhỏ hơn. Bé không chỉ bị ngứa mà còn đau rát, nếu nốt mụn này vỡ ra thì rất xót và có thể bị nhiễm trùng. Cha mẹ hay chủ quan trong cách chăm sóc con nên khiến tình trạng diễn tiến nặng hơn. Một số nguyên nhân dễ gây ra rôm sảy mủ như:

  • Bé bị rôm sảy tinh thể nhưng mẹ cho bé tắm xà bông nhiều bọt, có tính tẩy mạnh làm bề mặt da bị mài mỏng và khô dần. Những yếu tố hóa học trong sữa tắm làm kích ứng nốt mụn bị viêm nặng hơn dẫn đến có mủ.
  • Cha mẹ đóng quá nhiều lớp quần áo dày và bí bách, sự cọ xát giữa quần áo và mụn làm xảy ra nhiễm trùng. Khi đã có rôm sảy cũng không nên sử dụng những loại nước ngâm xả vải có mùi hương.
  • Cha mẹ trị rôm không đúng cách: bôi mỡ mắt, mỡ trăn, phấn rôm... với hy vọng làm mát da cho bé khiến trẻ dễ ngủ hơn. Điều này làm cho các lỗ chân lông bị lấp đầy bởi những protein từ mỡ hay tinh thể siêu nhỏ phấn rôm. Tuyến bài tiết mồ hôi tắc nghẽn hơn nên tình trạng rôm trở nên nghiêm trọng

Rôm sảy mủ có nguy hiểm không?

Rôm sảy mủ không chỉ khiến trẻ khó chịu cào gãi liên tục mà nó còn tiềm ẩn nguy cơ phát triển thành mụn nhọt khó chữa. Các vùng da tổn thương lâu ngày sẽ để lại sẹo khó lành làm mất thẩm mỹ. Đặc biệt là bé có thể bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng, nhiễm trùng huyết gây nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhiễm trùng huyết thường tiến triển nặng và không có chiều hướng tự khỏi nếu như không được xử trí kịp thời và hợp lý. Tỷ lệ tử vong của bệnh này từ 20 - 50%, đây là một con số cảnh báo đáng lưu ý.

Vì vậy, dù là bệnh đơn giản thì cha mẹ cũng không nên lơ là, chủ quan, đặc biệt khi mình không có kiến thức y khoa thì không nên tự chữa bệnh cho con. Khám bệnh định kỳ và lắng nghe ý kiến của bác sỹ là điều rất nên làm.

Cách phòng chống rôm sảy mủ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trước hết, để hạn chế rôm sảy phát triển trong mùa hè, các mẹ nên dành thời gian vệ sinh không gian phòng ngủ và chỗ vui chơi của bé, đặc biệt là giặt sạch chăn gối để vi khuẩn không có nơi để trú ngụ. Những ngày thời tiết nóng, chú ý giảm thấp nhiệt độ phòng ở mức 27-28 độ C để con vui chơi trong nhà được thoải mái và dễ ngủ hơn.

Tránh để bé hoạt động ngoài trời nắng nhiều, thời gian vui chơi phù hợp vào tầm 5h chiều trở đi và chơi dưới bóng râm bé sẽ giảm tiết mồ hôi. Đối với trẻ sơ sinh, cần tắm nắng thì thời gian thích hợp là từ 6h rưỡi đến 8h.

Bố mẹ phải cực kỳ chú ý đến khâu vệ sinh cơ thể hằng ngày cho bé, thường xuyên lau khô mồ hôi, mặc quần áo thoáng khí và tắm mát cho con bằng sữa tắm phù hợp.

Ngoài ra, cha mẹ có thể tìm hiểu về các loại lá tắm cho bé chẳng hạn như là lá khế, lá trà xanh, lá kinh giới, lá sài đất, hương nhu...

Một số cách tắm lá trị sảy cho con tại nhà: Tắm mướp đắng Trong Đông y, mướp đắng có tính lạnh, vị đắng, được dùng để giải nhiệt, tiêu viêm, trừ độc. Nấu nước khổ qua để tắm cho trẻ sơ sinh là một bài thuốc dân gian để trị rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa. Trong quả mướp đắng có chứa thành phần kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn, kháng virut, làm sạch và sát khuẩn trên da rất hữu hiệu. 

tam-cho-be-bang-muop-dang

Hướng dẫn:

  1. Ngâm 2 -3 quả mướp đắng với nước muối khoảng 30 phút rồi rửa sạch với 1 -2 lần nước tiếp theo.
  2. Thái mướp đắng thành khoanh tròn 1cm sau đó cho vào máy xay sinh tố,nên đổ nước xâm xấp mặt mướp đắng rồi xay thật nhuyễn.
  3. Đổ mướp đắng xay nhuyễn qua giá lọc và cho vào nồi lớn. Đặt nồi lên bếp gas và đun.
  4. Đun sôi nước mướp đắng khoảng 5 phút thì dừng lại
  5. Chuẩn bị 1 chậu lớn đổ nước mướp đắng đun sôi vào và chế thêm 2 -3 lít nước sạch (có thể căn lượng tùy chỉnh sao không quá loãng mà nhiệt độ phù hợp 35 – 38 độ C) vừa đủ ấm để bé tắm.
  6. Đặt bé vào chậu, tắm rửa nhẹ nhàng, dùng khăn mềm nhúng nước tắm để đắp lên những chỗ nhiều rôm sảy. Sau đó có thể tắm tráng lại cho bé bằng nước sạch nếu muốn.
  7. Tắm mướp đắng cho trẻ nên thực hiện 2 -3 lần/ tuần

Tắm lá trà xanh EGCG là một chất chống oxy hóa tồn tại trong những lá trà xanh, nó có tính kháng viêm rất hữu hiệu. Không những thế, tinh chất trong lá chè xanh còn giúp thúc đẩy sự tái sinh các tổ chức và dịch máu làm tăng khả năng miễn dịch cho da. Thêm vào đó, thành phần penol, catechin trong lá trà xanh cũng góp phần tiêu viêm và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại trên da của trẻ nhỏ. Vì vậy, mẹ có thể dùng loại lá này để tắm mát, trừ sảy cho trẻ.

tam-la-che-xanh-cho-con-nho

Tắm lá trà xanh trị rôm sảy hiệu quả

Hướng dẫn:

  • Chuẩn bị 100g lá chè xanh, loại không quá non hay quá già, rửa sạch lá rồi ngâm với nước muối loãng.
  • Vò nát lá trà xanh, sau đó bỏ vào nồi và cho thêm 1 -2 lít nước sạch. Đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp.
  • Lọc lấy nước, bỏ lá, hòa thêm nước trà xanh với một phần nước mát, để nhiệt độ vừa phải giúp bé tắm dễ chịu hơn. Nhiệt độ nước tắm phù hợp là 35 – 38 độ C, trẻ nhỏ có thể 38 – 30 độ C, người lớn tắm nhiệt độ 44 độ C.
  • Sau đó, mẹ đặt bé vào chậu, tắm rửa nhẹ nhàng, không dùng tay cào gãi phần da có mụn.
  • Sau khoảng 5 phút tắm là được, không cần tắm tráng, mẹ thấm khô người cho con rồi để con mặc quần áo mỏng, thoáng mát.
  • Không cần thực hiện thường xuyên, mẹ chỉ cần tắm cho bé 2 - 3 lần trong tuần là đủ.

Mặc dù việc tắm lá để chữa rôm sảy cho bé rất hiệu quả. Song với nhiều mẹ, việc tìm kiếm những loại lá này không phải là chuyện dễ dàng. Hơn nữa, không phải mẹ nào cũng đủ kỹ lưỡng và có thời gian sơ chế, nấu nước cho con. Biết được nỗi trăn trở này, các Dược sĩ của Cỏ Mềm đã tìm ra một giải pháp mới. Đem tất cả những nguyên liệu để tạo thành một nồi nước tắm hoàn hảo cho bé được chứa đựng vừa vặn trong những túi lọc nhỏ xinh - giống như túi lọc trà. Chỉ 1 túi lọc nhỏ ngâm trong nước sôi sau 5 phút là có ngay nước tắm dược liệu cho bé. Bé sẽ mát da mát thịt, ngủ ngon chóng lớn. Phù hợp với tình trạng da bị mẩn ngứa, rôm sảy hay cảm lạnh nữa, đồng thời giúp lành da cho cả các bé viêm da cơ địa.

Thành phần trong mỗi túi lọc gồm có: Sài đất, Kim ngân, Hương nhu, Ké đầu ngựa, Trà xanh, Hạt mùi, Tinh dầu Tràm gió, Tinh dầu Khuynh diệp…

Lá tắm dược liệu Cỏ Mềm - Bé mát da, hết sảy, mẹ yên tâm - Giá từ 1-2 hộp: 80.000 đ/hộp - Giá từ 3 hộp trở lên: 70.000 đ/hộp Đặt mua sản phẩm TẠI ĐÂY