Kinh nghiệm chọn bỉm tã cho bé sơ sinh "nằm lòng, 1-0-2"

Cập nhật gần nhất 01:11, 22/11/2024
Mục lục

Trẻ sơ sinh có làn da rất nhạy cảm và chỉ mỏng bằng 30% so với người lớn vì vậy nếu mẹ dùng loại bỉm tã không phù hợp rất có thể làm bé bị ngứa ngáy khó chịu hoặc hơn nữa là hăm và rôm sảy. Hiện nay tại các siêu thị có bày bán hàng trăm loại bỉm tã khiến các bà mẹ vô cùng phân vân không biết nên chọn loại nào. Liệu một loại bỉm đắt hơn có đáng giá thực sự không? Dưới đây là một vài kinh nghiệm chọn bỉm tã cho bé sơ sinh mà các chị em nên tham khảo.

chon-bim-ta-cho-tre-so-sinh

Kinh nghiệm chọn bỉm cho bé

Trẻ nhỏ thường xuyên đi tiểu và vệ sinh vì vậy các mẹ nên chọn những loại bỉm tã thấm hút mạnh. Nếu chất lỏng bị rò rỉ ra ngoài mặc dù bạn đã đóng vừa vặn thì có nghĩa là loại này không có độ thấm hút chuẩn. Chúng ta nên thay loại khác phù hợp hơn cho con. Bề mặt bỉm mềm mại và mặt căng cho phép dễ dàng điều chỉnh tã lót để bé cảm thấy thực sự thoải mái.

Hầu hết các loại tã bỉm đều có cấu tạo 3 lớp chính, lớp trong cùng tiếp xúc trực tiếp với bề mặt da của bé nên cần đảm bảo được nó không chứa những thành phần gây hại.

Bé sơ sinh lớn lên nhanh chóng qua từng ngày do đó các mẹ đừng mua số lượng nhiều cùng một loại cùng một size giống nhau vì có thể hôm nay bé mặc vừa nhưng tới cuối tháng đã trở nên chật chội. Kích thước bỉm cho trẻ thường chia theo tháng tuổi như sau:

  • Trong khoảng 3 ngày đầu sau sinh: bé đi phân su nhỏ nên mẹ chỉ cần dùng tã gíấy hoặc giấy lót phân xu đóng vào quần tã là được.
  • Từ 1 -2 tháng tuổi: lúc này cơ thể bé đã phát triển hơn và số lần đi tiêu nhiều hơn, mẹ có thể sử dụng hoàn toàn tã giấy số 1 hoặc 2 phù hợp với cân nặng. Tuy nhiên, nếu muốn con có một giấc ngủ ngon và thoải mái, mẹ cũng có thể đóng bỉm cho con vào ban đêm. Trẻ 1-2 tháng tuổi thường dùng bỉm có kích cỡ dưới 5kg.
  • Bé từ 3 tháng tuổi trở lên: Thời gian này số lần đi tiêu của bé đã giảm, lượng phân nhiều. Chúng ta có thể cho con sử dụng hoàn toàn bỉm không dùng tã giấy nữa.

Thực tế thương hiệu bỉm tã nổi tiếng trên thị trường hiện nay hầu hết các bà mẹ Việt đều đã từng nghe tới đó chính là Bobby và Huggies, chiếm khoảng 80% thị phần. Những dòng sản phẩm của 2 hãng này có công nghệ chồng tràn và khả năng thấm hút tốt. Nhưng không có điều gì đảm bảo là sẽ phù hợp với tất cả các bé, thế nên khi bé dùng một loại bỉm mà thấy da phần bẹn mông bị hăm hay rôm sảy thì nên chuyển sang hãng khác. Cũng có nhiều mẹ ưa chuộng sản phẩm ngoại nhập của Nhật Bản hay Mỹ chúng chắc chắn có giá thành cao hơn nhưng thân thiện với môi trường vì không chứa chất độc hại và khả năng tự hủy nhanh chóng. Các mẹ có thể cân nhắc điều kiện kinh tế để lựa chọn cho phù hợp.

Một vài lời khuyên cho các mẹ bỉm sữa:

Trẻ sơ sinh cần 7 đến 8 chiếc bỉm mỗi ngày, sau vài tuần số lượng sử dụng có thể giảm đi chỉ còn 5-6 cái/ngày. Thay tã thường xuyên và ngay sau khi trẻ tiểu. Rửa sạch khu vực này nhẹ nhàng để tránh bị chà xát do da mỏng.

Không nên mặc bỉm quá chật cho bé sẽ dễ dẫn đến khó chịu, viêm nhiễm nhưng ngược lại, mặc bỉm rộng quá sẽ khiến bé dễ bị tràn ra ngoài..

Bé gái thường bị ướt ở vị trí giữa hoặc về phía sau của tã khi nằm xuống, vì thế nếu chọn bỉm ta cần chọn loại có thiết kế độ  dày tập trung vào vị trí trẻ có thể tiểu nhiều nhất, hoặc có thể chọn loại quần có đường diềm để ta lót thêm tã vải vào bên trong. Bé trai có khuynh hướng ướt ở vị trí phía trước của tã, vì thế ta cần chọn bỉm có lớp lót phụ thêm ở phía trước. Ngoài ra, do bé trai thường tiểu mỗi khi thay tã, vì thế có thể phủ thêm một lớp tã vải mỏng khác lên bộ phận sinh dục của bé và vệ sinh tã ngay khi phát hiện đã bị ướt.