Loa loa loa... Xem ngay CTKM mới - MUA 2 TẶNG 1 TỪ 1/9/2024
Các loại mụn trên mặt phổ biến nhất "gây ra nhiều rắc rối"
Da là một “hệ sinh thái” – sống, thở và chúng còn chịu cả những tác động của môi trường. Các loại mụn trên da chính là lời cảnh báo chân thực khi làn da của bạn chịu những ảnh hưởng tiêu cực. Và hiểu rõ những nguyên dẫn khiến làn da bạn bị tổn thương sẽ là bí quyết tốt nhất giúp khắc phục tình trạng mụn, đồng thời giúp da khỏe mạnh hơn. Cùng tìm hiểu về các loại mụn trên mặt và cách điều trị trong bài viết dưới đây nhé!
Các loại mụn trên khuôn mặt và vị trí
Bạn đang băn khoăn không biết có những loại mụn nào? Thực tế có rất nhiều loại và bạn hoàn toàn có thể bị cùng lúc nhiều loại mụn khác nhau. Mặc dù không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe nhưng mụn lại gây mất thẩm mỹ và thậm chí còn khiến làn da của bạn bị tổn thương nặng nề. Cùng tìm hiểu về tất cả các loại mụn nhé!
Mụn đầu đen
Nguyên nhân hình thành: Do bã nhờn cùng tế bào chết tích tụ bên trong lỗ chân lông. Khi đó, lỗ chân lông bị nở rộng và đẩy nhân mụn hở ra bên ngoài.
Biểu hiện: Bề mặt da xuất hiện lỗ nhỏ li ti như đầu đinh, có nhân hở, hoàn toàn nhìn thấy được bằng mắt thường. Đầu mụn có màu đen, thường xuất hiện với số lượng nhiều.
Vị trí xuất hiện: Chủ yếu ở vùng mặt như mũi, 2 bên má, trán, cằm hoặc có thể cả ở vai và lưng.
Mụn đầu đen ở lưng? Nỗi ám ảnh cho các cô nàng yêu thích phong cách diện áo hay đầm hở lưng. Đừng lo, Cỏ Mềm sẽ cho bạn câu trả lời bị mụn lưng tắm lá gì nhanh khỏi.
Rắc rối mà mụn gây nên: Khiến làn da bị sần vỏ cam, cực kỳ khó chịu và mất thẩm mỹ.
Cách điều trị: Sử dụng kem bôi có chứa các thành phần như axit salicylic và benzoyl peroxide.
Mụn đầu trắng (mụn cám)
Nguyên nhân hình thành: Thường xuất hiện do sự tích tụ của bã nhờn, bụi bẩn, vi khuẩn, tế bào chết,... làm bít tắc lỗ chân lông. Lỗ chân lông bị tắc lại, các hỗn hợp sẽ bị ẩn dưới da và không bị oxy hóa nên mụn có phần đầu màu trắng.
Biểu hiện: Không khó để bạn biết cách nhận biết các loại mụn trên mặt, đặc biệt với mụn cám vì nó thường có màu trắng, kích thước nhỏ và thường nhô lên bề mặt da, không gây đau nhức.
Vị trí xuất hiện: Xuất hiện phổ biến ở má, cằm, mũi và trán.
Rắc rối mà mụn gây nên: Gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Nếu bạn không biết cách chăm sóc thì mụn có thể bị kích thích thành mụn trứng cá.
Cách điều trị: Sử dụng sữa rửa mặt hoặc kem dưỡng da có chứa axit salicylic. Và đừng quên chăm sóc da sạch và đúng cách nhé!
Mụn ẩn
Nguyên nhân hình thành: Do rối loạn nội tiết tố, lỗ chân lông bị to, hoặc người lạm dụng mỹ phẩm và những sản phẩm không rõ nguồn gốc. Ngoài ra những người có chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học hoặc bị suy giảm chức năng thải độc cũng sẽ bị mụn ẩn.
Biểu hiện: Mụn nằm dưới da, có kích thước nhỏ, không gây viêm hay sưng, thường mọc thành từng đám và có xu hướng lan rộng.
Vị trí xuất hiện: Thường xuất hiện rất nhiều ở trán, cằm, hai bên má, quanh miệng hay quai hàm.
Rắc rối mà mụn gây nên: Nếu không điều trị kịp thời gây nên những vết thâm vĩnh viễn gây mất thẩm mỹ. Mụn ẩn làm đẩy nhanh lão hóa da và có thể dẫn đến mưng mủ nếu bị tác động.
Cách điều trị: Vệ sinh da mặt đúng cách, bảo vệ da với kem chống nắng và đừng quên dưỡng ẩm cho da.
[SET QUÀ TẶNG] Môi xinh (Son màu + Son dưỡng)
[SET QUÀ TẶNG] Bộ Trang điểm 2 bước (Kem chống nắng + Kem nền)
[SET QUÀ TẶNG] Son kem Nhung + son dưỡng + lipscrub
[SET QUÀ TẶNG] Son Ngọc + Son Gạo
> Nổi mụn ở lưng và vai cần làm gì? - 7 lời khuyên hữu ích
> #8 Cách hết mụn lưng cấp tốc "lấy lại tự tin nhanh chóng"
Mụn bọc
Nguyên nhân hình thành: Do lỗ chân lông bị tắc nghẽn, rối loạn hormone hay rối loạn chức năng bài tiết. Ngoài ra những người bị stress và căng thẳng kéo dài hay có chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý cũng sẽ thường bị mụn bọc.
Biểu hiện: Mụn có kích thước tương đối lớn, bị đỏ viêm nên có máu và mủ. Mụn thường mọc riêng lẻ hoặc từng cụm và nằm sâu dưới da. Giai đoạn đầu thì mụn khó vỡ nhưng về sau thì mụn mềm hơn.
Vị trí xuất hiện: Mụn bọc thường xuất hiện nhiều ở vùng mũi, cằm, trán hay má.
Rắc rối mà mụn gây nên: Mụn bọc gây đau nhức, nếu xử lý không đúng cách mụn bị vỡ ra sẽ gây viêm nhiễm cho vùng da xung quanh và khiến da bị nặng hơn.
Cách điều trị: Vệ sinh da mặt sạch sẽ, không tự ý nặn mụn, tẩy tế bào chết định kỳ đồng thời dưỡng ẩm và chống nắng cho da mỗi ngày.
Làn da dầu cực khó chịu nay lại xuất hiện nhiều nốt mụn bọc cứng đầu, quả là stress. Vì vậy, bạn đừng bỏ qua những loại serum cho da dầu mụn cực lành tính và an toàn nhé!
Mụn nhọt
Nguyên nhân hình thành: Do tình trạng bít tắc lỗ chân lông lâu ngày, viêm nang lông hay dày sừng nang lông.
Biểu hiện: Xuất hiện nốt mụn nhỏ sưng đỏ, kích thước to dần. Vùng da quanh mụn có màu đỏ, bên trong mụn có mủ. Nốt mụn thường có màu trắng có thể tự vỡ làm chảy dịch ra ngoài.
Vị trí xuất hiện: Mụn nhọt xuất hiện ở bất kể vùng da nào trên cơ thể.
Rắc rối mà mụn gây nên: Mụn nhọt có thể tự khỏi nhưng thời gian kéo dài khá lâu, từ 1 – 2 tuần. Và nếu mắc phải vi khuẩn độc lực cao hoặc người bệnh có cơ địa suy giảm miễn dịch thì mụn nhọt có nguy cơ cao gây biến chứng nhiễm trùng.
Cách điều trị: Chờ nhân mụn chín, chườm ấm lên nốt mụn và loại bỏ mủ, viêm. Sau đó hãy sát khuẩn với dung dịch Dizigone rồi thoa kem dưỡng.
Mụn đinh râu
Nguyên nhân hình thành: Do da bị nhiễm trùng (nặn mụn sai cách), vết xước trên da khi cạo râu hoặc do bệnh tiểu đường.
Biểu hiện: Mụn đinh râu là loại mụn rất nguy hiểm. Khi mới xuất hiện nó là vết sưng rồi sau đó có mủ và ngòi đen như đầu đinh. Sau đó mụn sưng đỏ, đau nhức và khi sờ vào có cảm giác nóng.
Vị trí xuất hiện: Thường ở quanh môi, cằm và mũi.
Rắc rối mà mụn gây nên: Gây tình trạng đau nhức, người bị nặng có thể sốt cao, mệt mỏi. Không may mụn bị biến chứng còn có thể gây nhiễm trùng máu, tắc nghẽn tĩnh mạch não, xoang mặc hoặc nguy hiểm đến tính mạng.
Cách điều trị: Khi mụn ở giai đoạn sưng đỏ cần dùng cồn I-ốt có nồng độ từ 1 - 3% để chấm lên nốt mụn. Bên cạnh đó, bạn sử dụng thêm kem đặc trị để ngăn chặn sự phát triển của mụn đầu đinh. Vệ sinh mủ và gạt đầu đinh khi mụn chín. Và đừng quên sử dụng các sản phẩm điều trị thâm sau khi mụn khỏi nhé!
Mụn nang
Nguyên nhân hình thành: Do bã nhờn, vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ lâu ngày gây nên tình trạng viêm nang lông; lạm dụng mỹ phẩm, rối loạn hormone hoặc do di truyền. Người bị mệt mỏi căng thẳng thường xuyên hay người bị bệnh nội tiết cũng dễ bị mụn nang.
Biểu hiện: Kích thước mụn lớn thường nổi cộm lên da như u. Mụn có thể mọc riêng lẻ hoặc thành từng cụm, thường có mủ bên trong.
Vị trí xuất hiện: Thường thấy trên da mặt hoặc một số vùng da khác như cổ, lưng hay ngực.
Rắc rối mà mụn gây nên: Gây nên cảm giác đau nhức thường ửng đỏ và sưng to. Mụn còn để lại những vết sẹo lõm hoặc sẹo vĩnh viễn trên da.
Cách điều trị: Tìm đến cơ sở da liễu chuyên nghiệp để nhận lời khuyên và điều trị theo phác đồ chuẩn của bác sĩ chuyên khoa.
Mụn thịt
Nguyên nhân hình thành: Do rối loạn sắc tố, rối loạn tuyến mồ hôi; chế độ sinh hoạt và ăn uống không hợp lý; collagen và mạch máu bị mắc kẹt bên trong da.
Biểu hiện: Da xuất hiện mụn nhỏ li ti, mụn có thể mọc riêng lẻ hoặc thành cụm, thường có màu tệp với da hoặc hơi ngả vàng. Mụn không sưng viêm và đau nhưng lại gây ngứa.
Vị trí xuất hiện: Các loại mụn thịt trên mặt có thể ở vị trí cơ thể, phổ biến ở vùng mắt, trán, má, nách, cổ, ngực và bụng,...
Rắc rối mà mụn gây nên: Gây mất thẩm mỹ và khiến bạn tự ti.
Cách điều trị: Đốt mụn thịt, áp lạnh hoặc cắt bỏ mụn thịt.
Mụn cóc
Nguyên nhân hình thành: Do vi rút HPV xâm nhập khiến tổn thương da; tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ dùng với người bị mụn; bị lây lan từ những vùng da khác vì thói quen nặn mụn.
Biểu hiện: Mụn sần sùi như hạt vừng hoặc đôi khi cũng có thể to như hạt đậu xanh, có màu tệp với da hoặc trắng, thường có cảm giác thô ráp khi sờ vào.
Vị trí xuất hiện: Thường xuất hiện trên mặt, bàn tay, lòng bàn chân, mắt cá chân,...
Rắc rối mà mụn gây nên: Không gây nguy hiểm nhưng chúng làm mất thẩm mỹ, khiến người bệnh khó chịu và còn dễ lây sang cho người khác.
Cách điều trị: Cắt bỏ, đốt laser hoặc ni tơ lỏng, phẫu thuật lạnh hoặc sử dụng thuốc tiêm hay bôi.
Mụn viêm đỏ
Nguyên nhân hình thành: Do chất bã nhờn tích tụ trong nang lông tạo điều kiện để vi khuẩn P.acnes phát triển. Khi đó hệ thống miễn dịch nhận diện ra loại vi khuẩn này, huy động tế bào bạch cầu Lympho T tới tiêu diệt vi khuẩn P.acnes và gây ra phản ứng viêm hình thành nên mụn.
Biểu hiện: Nốt mụn màu đỏ, kích thước dưới 5mm thường gây cảm giác đau nhẹ.
Vị trí xuất hiện: Thường mọc chủ yếu trên da mặt.
Rắc rối mà mụn gây nên: Gây mất thẩm mỹ, làm người bệnh đau đớn, có thể dẫn tới hình thành mụn bọc hay mụn nang hay thậm chí là tổn thương da nặng nếu cố tình tác động mạnh đến nhân mụn viêm đỏ.
Cách điều trị: Chườm đá lạnh, sử dụng nha đam hoặc nghệ để giảm tình trạng viêm đỏ, từ đó kích thích tái tạo tế bào và làm lành vết thương, tránh để lại sẹo.
Các loại mụn trên mặt ở tuổi dậy thì phổ biến nhất
Mụn xuất hiện cũng là thời điểm đánh dấu bạn đã bắt đầu bước vào lứa tuổi dậy thì. Lúc này các nốt mụn tấn công nhiều nhất ở khu vực chữ T (trán, mũi), cằm, hai bên má hoặc có thể cả ở ngực, lưng hay vai.
Và các loại mụn thường gặp nhất ở tuổi dậy thì đó là mụn ẩn, mụn đầu đen, đầu trắng, mụn bọc, mụn nang. Đặc biệt nhất là mụn trứng cá. Loại mụn này có 3 mức độ từ nhẹ là xuất hiện từng nốt nhỏ hơi cộm trên bề mặt da và không gây đau nhức. Mức độ tiếp theo là vùng da sẽ bị sưng tấy đỏ. Còn mụn trứng cá nghiêm trọng là khi nó hình thành mủ bọc ở giữa.
Tùy thuộc vào cơ địa cũng như mức độ mụn nhẹ hay nặng mà bạn sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Nhưng nếu bạn đang đau đầu vì mụn ở tuổi dậy thì? Đừng lo lắng nếu như bạn biết cách chăm sóc da giúp ngăn ngừa và loại bỏ mụn hiệu quả!
7+ Thói quen tốt để ngăn ngừa mụn
Mụn không chỉ là nỗi khổ của trẻ dậy thì mà còn là sự phiền não của rất nhiều người trưởng thành. Cùng đập tan những “rào cản” đó để khiến mình thêm tự tin hơn với làn da sáng bóng bằng cách tuân thủ những thói quen dưới đây nhé!
-
Sử dụng retinol
-
Luôn giữ cho da sạch sẽ
-
Duy trì tẩy tế bào chết cho da 2 lần/tuần.
-
Không sờ tay lên mặt quá nhiều.
-
Đi ngủ sớm trước 10h.
-
Duy trì chăm sóc da chăm chỉ mỗi ngày.
-
Cắt giảm tinh bột, hạn chế tối đa việc sử dụng đồ ngọt.
-
Làm sạch da ngay sau khi đổ mồ hôi.
-
Hạn chế trang điểm, nói KHÔNG với những sản phẩm chứa nhiều dầu.
-
Peel da định kỳ.
Trên đây là bài viết chia sẻ về các loại mụn trên mặt cùng rất nhiều thông tin bổ ích liên quan, hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn. Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích, về các sản phẩm trị mụn cho da dầu hay cách chăm sóc da, hãy tham khảo thêm tại website Cỏ Mềm nhé!